Việc bố trí tiêu binh danh dự trong lễ trình Quốc thư cho Chủ tịch nước thuộc trách nhiệm của Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng?
Gác tiêu binh danh dự là gì? Đội hình tiêu binh danh dự là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 18/2022/NĐ-CP định nghĩa về gác tiêu binh danh dự và đội hình tiêu bình danh dự như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong phạm vi Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. “Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài” là Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm Đại sứ thường trú tại Việt Nam và Đại sứ không thường trú (sau đây gọi chung là Đại sứ).
13. “Trưởng cơ quan đại diện lãnh sự” là Người đứng đầu cơ quan đại diện lãnh sự tại các địa phương (sau đây gọi chung là Tổng lãnh sự).
14. “Trưởng cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam” là Người đứng đầu tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc (sau đây gọi chung là Trưởng Đại diện).
15. “Năm tròn”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện:
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
16. “Gác tiêu binh danh dự” là việc bố trí hai hay một số tiêu binh danh dự; “Đội hình tiêu binh danh dự” là việc sắp xếp tiêu binh danh dự thành hai hàng tiêu binh danh dự.
Theo quy định trên thì gác tiêu binh danh dự và đội hình tiêu binh danh dự được hiểu như sau:
(1) Gác tiêu binh danh dự là việc bố trí hai hay một số tiêu binh danh dự.
(2) Đội hình tiêu binh danh dự là việc sắp xếp tiêu binh danh dự thành hai hàng tiêu binh danh dự.
Việc bố trí tiêu binh danh dự trong lễ trình Quốc thư cho Chủ tịch nước thuộc trách nhiệm của Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng? (Hình từ Internet)
Có cần phải bố trí tiêu binh danh dự trong lễ trình Quốc thư cho Chủ tịch nước hay không?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định về việc trình Quốc thư như sau:
Trình Quốc thư và Thư ủy nhiệm
1. Đại sứ trình Quốc thư:
a) Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch;
b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan liên quan tổ chức 04 đợt trình Quốc thư một năm, vào khoảng giữa mỗi quý. Trường hợp đặc biệt, Bộ Ngoại giao kiến nghị tổ chức đợt trình Quốc thư riêng;
c) Thành phần tham dự Lễ trình Quốc thư: Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước và lãnh đạo cấp Vụ, Bộ Ngoại giao;
d) Bộ Ngoại giao cử cán bộ và bố trí xe đưa đón Đại sứ đi trình Quốc thư. Xe Đại sứ đi trình Quốc thư có 4 mô-tô hộ tống. Sau khi trình Quốc thư, xe đưa Đại sứ trở về cắm cờ nước cử;
đ) Trước cửa Phủ Chủ tịch bố trí đội hình tiêu binh danh dự chào khi Đại sứ đến và về. Trước cửa phòng trình Quốc thư bố trí gác tiêu binh danh dự mở cửa phòng. Bố trí một tiêu binh danh dự mở cửa xe đưa đón Đại sứ tại vị trí dừng xe;
e) Trước khi trình Quốc thư, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Bộ Ngoại giao tiếp Đại sứ để nhận bản sao Quốc thư và giới thiệu nghi lễ trình Quốc thư.
2. Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc trình Thư ủy nhiệm:
a) Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc trình Thư ủy nhiệm lên Thủ tướng Chính phủ tại Văn phòng Chính phủ;
b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức buổi trình Thư ủy nhiệm.
3. Bộ Ngoại giao tiếp nhận Thư ủy nhiệm của Tổng Lãnh sự.
Theo đó, khi có Đại sứ trình Quốc thư cho Chủ tịch nước thì cần phải bố trí đội hình tiêu binh danh sự trước cửa Phủ Chủ tịch để chào khi Đại sứ đến và về.
Ngoài ra, trước cửa phòng trình Quốc thư phải bố trí thêm gác tiêu binh danh dự mở cửa phòng.
Bên cạnh đó, phải bố trí một tiêu binh danh dự mở cửa xe đưa đón Đại sứ tại vị trí dừng xe.
Việc bố trí tiêu binh danh dự trong lễ trình Quốc thư cho Chủ tịch nước thuộc trách nhiệm của Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm thi hành như sau:
Trách nhiệm thi hành
...
3. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm bố trí:
a) Quân nhạc, tiêu binh danh dự theo quy định trong các sự kiện lễ đón tại sân bay; lễ đón cấp nhà nước, lễ đón chính thức; chiêu đãi cấp nhà nước; lễ viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; lễ đặt hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ;
b) Tiêu binh danh dự theo quy định trong các sự kiện Gặp hẹp, Hội đàm cấp nhà nước, Hội đàm chính thức đối với Nguyên thủ quốc gia, Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước và thăm chính thức và các trường hợp khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
4. Bộ Công an:
a) Chịu trách nhiệm bố trí tiêu binh danh dự theo quy định trong các sự kiện: Gặp hẹp; Hội đàm chính thức đối với các chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều này; tiếp xúc cấp cao trong khuôn khổ các chuyến thăm; chiêu đãi chính thức; Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước tiếp xã giao, hội kiến, làm việc với khách nước ngoài; lễ trình Quốc thư và Thư ủy nhiệm và các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chịu trách nhiệm triển khai xe mô-tô hộ tống, xe cảnh sát dẫn đường theo quy định.
...
Như vậy, việc bố trí tiêu binh danh dự trong lễ trình Quốc thư cho Chủ tịch nước thuộc trách nhiệm của Bộ Công an chứ không phải do Bộ Quốc phòng thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?