Việc bổ nhiệm thẳng công chức vào chức danh Chấp hành viên trung cấp được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Việc bổ nhiệm thẳng công chức vào chức danh Chấp hành viên trung cấp được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp đối với đối tượng công chức có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên cần những gì?
- Nhiệm vụ của một Chấp hành viên trung cấp bao gồm những nhiệm vụ gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Việc bổ nhiệm thẳng công chức vào chức danh Chấp hành viên trung cấp được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về trường hợp bổ nhiệm chấp hành viên trung cấp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
...
7. Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp; có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp; có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.
Theo quy định nêu trên thì trường hợp bổ nhiệm công chức thẳng vào chức danh Chấp hành viên trung cấp được thực hiện theo nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Công chức được bổ nhiểm vào chức danh Chấp hành viên trung cấp phải có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên, Bên cạnh đó, cần đáp ứng một điều kiện cơ bản khác như phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
Tải về mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm chấp hành viên không qua thi tuyển mới nhất 2023: Tại Đây
Việc bổ nhiệm thẳng công chức vào chức danh Chấp hành viên trung cấp được thực hiện trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp đối với đối tượng công chức có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên cần những gì?
Căn cứ Điều 63 Thông tư 02/2017/TT-BTP quy định về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp đối với trường hợp bổ nhiệm theo trường hợp đặc biệt như sau:
Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường họp quy định tại các khoản 6, 7 Điều 18 Luật thi hành án dân sự
1. Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 18 Luật thi hành án dân sự bao gồm:
a) Tờ trình bổ nhiệm Chấp hành viên;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của cơ quan quản lý công chức hoặc theo quy định của Bộ Quốc phòng đối với trường hợp bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội;
...
d) Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp còn trong thời hạn quy định;
đ) Bản kê khai tài sản;
e) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực;
...
2. Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 18 Luật thi hành án dân sự bao gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e khoản 1 Điều này;
b) Tài liệu, giấy tờ xác định thời gian làm công tác pháp luật;
c) Văn bản thống nhất về chủ trương bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự của cấp ủy hoặc chính quyền địa phương theo phân cấp quản lý cán bộ.
Như vậy, trường hợp công chức được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp theo nhu cầu của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì hồ sơ cần các giấy tờ như sau:
- Tờ trình bổ nhiệm Chấp hành viên;
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của cơ quan quản lý công chức hoặc theo quy định của Bộ Quốc phòng đối với trường hợp bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp còn trong thời hạn quy định;
- Bản kê khai tài sản;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực;
- Tài liệu, giấy tờ xác định thời gian làm công tác pháp luật;
- Văn bản thống nhất về chủ trương bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự của cấp ủy hoặc chính quyền địa phương theo phân cấp quản lý cán bộ.
Nhiệm vụ của một Chấp hành viên trung cấp bao gồm những nhiệm vụ gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định về nhiệm vụ của Chấp hành viên trung cấp như sau:
Ngạch Chấp hành viên trung cấp
...
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
b) Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; đề xuất biện pháp, chỉ đạo việc thi hành các quyết định thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
d) Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, kiến nghị, đề xuất biện pháp tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Chấp hành viên sơ cấp, Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án;
e) Xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thi hành án, biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
g) Giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nắm tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền theo sự phân công;
h) Tham gia nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn thi hành án;
i) Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án;
k) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao.
Theo đó, một Chấp hành viên trung cấp cần phải thực hiện các nhiệm theo quy định pháp luật nêu trên. Ngoài ra, còn phải chấp hành thêm các nhiệm vụ được quy định tại Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2008.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?