Việc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện trong trường hợp nào?
- Việc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện trong trường hợp nào?
- Bên bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ gì?
- Bên nhận bảo lãnh có phải thông báo về tình hình thu nhập của người lao động cho bên bảo lãnh không?
Việc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện trong trường hợp nào?
Việc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Điều 56 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Trường hợp, phạm vi bảo lãnh
1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong trường hợp người lao động không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 25 của Luật này hoặc để thực hiện các biện pháp bảo đảm đã thỏa thuận quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.
2. Bên bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của người lao động.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 43 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Đơn vị sự nghiệp có các quyền sau đây:
a) Ký kết hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài tiếp nhận lao động trong trường hợp thỏa thuận quốc tế có yêu cầu;
b) Tuyển chọn, đảo tạo và ký hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Thỏa thuận với người lao động về biện pháp ký quỹ, bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng theo quy định của Chính phủ;
d) Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
đ) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
...
Như vậy, theo quy định, việc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
(1) Người lao động không đủ tiền ký quỹ theo quy định;
(2) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm đã thỏa thuận giữa đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động về biện pháp ký quỹ, bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng.
Việc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Bên bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ gì?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định, bên bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác cho bên nhận bảo lãnh;
(2) Vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh;
Thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
(3) Thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh đã cam kết trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh;
(4) Giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh hoặc người thứ ba theo thỏa thuận để xử lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh;
(5) Thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.
Bên nhận bảo lãnh có phải thông báo về tình hình thu nhập của người lao động cho bên bảo lãnh không?
Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 10 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Nội dung hợp đồng bảo lãnh
...
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
...
d) Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
d1) Thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
d2) Thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho bên bảo lãnh các quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;
d3) Thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh theo yêu cầu của bên bảo lãnh;
d4) Giữ gìn, bảo quản, không làm hư hỏng, mất giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh, nếu các bên có thỏa thuận về việc bên nhận bảo lãnh giữ giấy tờ, tài liệu này. Trong trường hợp làm hư hỏng hoặc mất giấy tờ, tài liệu, bên nhận bảo lãnh phải bồi thường thiệt hại;
...
Như vậy, theo quy định, bên nhận bảo lãnh có nghĩa vụ thông báo về tình hình việc làm, thu nhập của người lao động theo yêu cầu của bên bảo lãnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?