Việc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Việc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 127/2006/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự như sau:
Nguyên tắc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự
1. Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách, Nhà nước bảo đảm điều kiện về ngân sách và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu bào vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống, trong đó ưu tiên cho các địa bàn chiến lược, xung yếu, quan trọng về an ninh, trật tự.
2. Khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp, mọi nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và thành tựu khoa học, công nghệ của các tổ chức, cá nhân đều có thể được Nhà nước xem xét huy động cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.
Trong trường hợp cấp thiết, khi an ninh, trật tự bị xâm phạm nghiêm trọng, mọi phương tiện giao thông, thông tin và các phương tiện kỹ thuật khác của tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện đó đều có thể được Nhà nước xem xét huy động phục vụ hoạt động bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
3. Nhà nước thực hiện chính sách đền bù kịp thời, thoả đáng theo thời giá thị trường và quy định của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có nguồn lực được huy động cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.
4. Nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự vào mục đích trái pháp luật.
Theo đó, việc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự (Hình từ Internet)
Việc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự gồm những nội dung nào?
Theo Điều 4 Nghị định 127/2006/NĐ-CP quy định về nội dung bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự như sau:
Nội dung bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự
1. Bảo đảm điều kiện về ngân sách và cơ sở vật chất cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm: đầu tư tài chính, trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, đất đai, trụ sở, công trình, cơ sở công nghiệp và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Huy động thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm: chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự; bảo đảm tiềm lực thông tin, cơ sở dữ liệu, tư liệu khoa học và công nghệ; bổ sung lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.
3. Dự trữ quốc gia bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm dự trữ dài hạn, trung hạn và hàng năm về ngân sách, hàng dự trữ quốc gia.
Theo đó, việc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự gồm những nội dung được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nội dung dự trữ quốc gia bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm dự trữ dài hạn, trung hạn và hàng năm về ngân sách, hàng dự trữ quốc gia.
Phương thức huy động nguồn lực phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 127/2006/NĐ-CP về hình thức và phương thức huy động nguồn lực phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự như sau:
Hình thức và phương thức huy động nguồn lực phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự
1. Việc huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo hình thức trưng thu, trưng mua và trọng dụng.
2. Việc huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo phương thức:
a) Bắt buộc khi có các tình huống, yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự;
b) Hợp đồng thoả thuận giữa cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự với các tổ chức, cá nhân;
c) Tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong việc giúp đỡ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự.
3. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các phương thức huy động nguồn lực bảo vệ an ninh, trật tự.
Như vậy, việc huy động nguồn lực phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo những phương thức sau:
+ Bắt buộc khi có các tình huống, yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự.
+ Hợp đồng thoả thuận giữa cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự với các tổ chức, cá nhân.
+ Tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong việc giúp đỡ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kết quả thực hiện cam kết tu dưỡng rèn luyện của Đảng viên năm 2024? Báo cáo kết quả việc cam kết tu dưỡng rèn luyện?
- Đoàn 759 vận tải thủy có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển được thành lập ngày 23 10 1961 do ai làm Đoàn trưởng đoàn 759?
- Tải về mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất hiện nay? Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì?
- Mẫu thông báo mời quan tâm dự án đầu tư công trình năng lượng từ 21/11/2024 như thế nào? Tải Mẫu thông báo mời quan tâm?
- 1 tháng 12 là ngày gì? 1 tháng 12 vào thứ mấy trong tuần? 1/12/2024 người lao động có được nghỉ làm không?