Việc báo cáo công tác quốc phòng được thực hiện như thế nào? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quốc phòng là gì?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quốc phòng là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Nghị định 168/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quốc phòng như sau:
Trách nhiệm của địa phương
...
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và Điều 38 Luật Quốc phòng;
b) Tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng tiềm lực, thực lực quốc phòng, hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân, cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ;
d) Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và quốc phòng với kinh tế - xã hội; kết hợp quốc phòng với an ninh và đối ngoại theo quy định của pháp luật;
đ) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao;
e) Xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
g) Chủ động xử lý có hiệu quả các tình huống liên quan đến quốc phòng; chuẩn bị mọi mặt, thực hiện lệnh, quyết định, biện pháp trong giới nghiêm, thiết quân luật, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, động viên cục bộ, tổng động viên, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu lâu dài của địa phương; sẵn sàng vũ trang toàn dân bảo vệ Tổ quốc theo quy định của pháp luật;
h) Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoạt động cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh - cơ quan thường trực công tác quốc phòng của địa phương;
i) Chỉ đạo xây dựng, kiện toàn và hoạt động Ban chỉ huy quân sự của cơ quan, tổ chức, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn; căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, đề nghị Bộ Quốc phòng bố trí sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng theo quy định của pháp luật;
k) Thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân; chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;
l) Phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, nhiệm vụ quốc phòng cấp có thẩm quyền giao; phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng;
m) Phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương phục vụ quốc phòng;
n) Thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo; thực hiện công tác thi đua khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm công tác quốc phòng theo quy định của pháp luật;
o) Thực hiện nhiệm vụ khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh quân khu và cấp có thẩm quyền giao.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có 14 trách nhiệm kể trên trong công tác quốc phòng.
Việc báo cáo công tác quốc phòng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc báo cáo công tác quốc phòng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 168/2018/NĐ-CP về báo cáo công tác quốc phòng như sau:
Báo cáo công tác quốc phòng
1. Bộ, ngành trung ương, địa phương báo cáo công tác quốc phòng bằng văn bản, định kỳ như sau:
a) Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15;
b) Một năm 2 lần, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 20 tháng 6, 20 tháng 11;
c) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư lệnh quân khu trước ngày 25 tháng 11; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo Bộ Quốc phòng trước ngày 25 tháng 11;
d) Hằng năm, Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ, ngành trung ương báo cáo Bộ Quốc phòng trước ngày 30 tháng 11;
đ) Hằng năm, Bộ Quốc phòng tổng hợp, báo cáo Chính phủ trước ngày 25 tháng 12.
2. Khi có yêu cầu, nhiệm vụ đột xuất về quốc phòng và tình hình liên quan, cơ quan, tổ chức phải kịp thời báo cáo.
3. Nội dung, mẫu báo cáo (có phụ lục kèm theo).
Như vậy, việc báo cáo công tác quốc phòng được thực hiện như sau:
+ Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15;
+ Một năm 2 lần, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 20 tháng 6, 20 tháng 11;
+ Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư lệnh quân khu trước ngày 25 tháng 11; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo Bộ Quốc phòng trước ngày 25 tháng 11;
+ Hằng năm, Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ, ngành trung ương báo cáo Bộ Quốc phòng trước ngày 30 tháng 11;
+ Hằng năm, Bộ Quốc phòng tổng hợp, báo cáo Chính phủ trước ngày 25 tháng 12.
*Khi có yêu cầu, nhiệm vụ đột xuất về quốc phòng và tình hình liên quan, cơ quan, tổ chức phải kịp thời báo cáo.
Thanh tra, kiểm tra công tác quốc phòng như thế nào?
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 168/2018/NĐ-CP quy định về thanh tra, kiểm tra công tác quốc phòng như sau:
Thanh tra, kiểm tra công tác quốc phòng
1. Định kỳ hoặc đột xuất, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thanh tra công tác quốc phòng theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra công tác quốc phòng như sau:
a) Bộ Quốc phòng kiểm tra Bộ, ngành trung ương, địa phương;
b) Bộ, ngành trung ương chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Quốc phòng kiểm tra cơ quan, tổ chức thuộc quyền và cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý ở địa phương;
c) Bộ Tư lệnh quân khu kiểm tra các địa phương, cơ quan, tổ chức trên địa bàn;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra cơ quan, tổ chức trên địa bàn.
Như vậy, định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra công tác quốc phòng như sau:
+ Bộ Quốc phòng kiểm tra Bộ, ngành trung ương, địa phương;
+ Bộ, ngành trung ương chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Quốc phòng kiểm tra cơ quan, tổ chức thuộc quyền và cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý ở địa phương;
+ Bộ Tư lệnh quân khu kiểm tra các địa phương, cơ quan, tổ chức trên địa bàn;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra cơ quan, tổ chức trên địa bàn.
Giao ban, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng như thế nào?
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 168/2018/NĐ-CP về giao ban, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng như sau:
- Giao ban công tác quốc phòng do người đứng đầu Bộ, ngành trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
- Sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng quy định như sau:
+ Hằng năm, Bộ, ngành trung ương, địa phương tổ chức hội nghị tổng kết vào cuối quý IV hoặc lồng ghép với hội nghị tổng kết năm, do người đứng đầu Bộ, ngành trung ương, địa phương quyết định;
+ Hằng năm, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng trên phạm vi toàn quốc vào cuối quý IV;
+ Tổ chức sơ kết, tổng kết từng nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Trên đây là những quy định về việc báo cáo, thanh tra, kiểm tra công tác quốc phòng để anh tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?