Vị trí đặt trạm bơm nước chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào? Bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy ra sao?
Trạm bơm nước chữa cháy là gì?
Tại tiết 1.4.1 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA quy định:
"1.4.1. Trạm bơm nước chữa cháy: Là tổ hợp thiết bị gồm máy bơm nước chữa cháy, bơm bù áp và phụ kiện được đấu nối thành một hệ thống để cung cấp nước chữa cháy cho các hệ thống chữa cháy. Phạm vi của trạm bơm nước chữa cháy được tính từ ống hút đến van chặn kết nối với đường ống chính của hệ thống chữa cháy."
Thiết kế và lắp trạm bơm nước chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy quy định như sau:
"2.1. Vị trí đặt trạm bơm nước chữa cháy
2.1.1. Trạm bơm nước chữa cháy đặt độc lập với các hạng mục công trình
Trạm bơm nước chữa cháy phải được đặt trong nhà, cách nhà và công trình khác tối thiểu 16 m (không quy định khoảng cách khi nhà đặt trạm bơm nước chữa cháy có bậc chịu lửa I và II hoặc giữa trạm bơm và công trình có tường ngăn cháy).
2.1.2. Trạm bơm nước chữa cháy đặt trong nhà và công trình
Trạm bơm nước chữa cháy phải được ngăn cách với các phòng khác bằng tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 150, sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không được thấp hơn REI 60, cửa ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 70. Trạm bơm nước chữa cháy đặt ở tầng 1 hoặc tầng hầm 1. Cho phép đặt trạm bơm nước chữa cháy tại các tầng nổi khác của nhà khi phòng đặt bơm có cửa ra phải thông với buồng đệm thang thoát nạn của tòa nhà qua hành lang được bảo vệ bằng kết cấu ngăn cháy loại 1.
2.1.3. Trạm bơm nước chữa cháy được phép đặt chung với máy bơm cấp nước sinh hoạt trong cùng một phòng hoặc nhà.
2.1.4. Khoảng cách cho phép nhỏ nhất giữa các thiết bị đặt trong phòng máy bơm theo quy định sau:
- Từ cạnh bên của móng đặt máy bơm và động cơ điện đến tường nhà và khoảng cách giữa các móng tối thiểu là 70 mm;
- Từ cạnh bệ máy bơm phía ống hút đến mặt tường nhà đối diện tối thiểu là 1 m; từ cạnh bệ máy bơm phía động cơ điện đến mặt tường nhà không được nhỏ hơn khoảng cách cần thiết để rút rôto của động cơ điện ra mà không cần tháo động cơ điện khỏi bệ máy.
- Đối với động cơ diesel làm mát bằng quạt gió, khoảng cách từ tường nhà tới két nước không được nhỏ hơn 3 lần chiều cao của két nước động cơ diesel khi không có cửa đưa gió trực tiếp ra ngoài trạm bơm. Khoảng cách này có thể lấy tối thiểu bằng 2 m.
- Chiều cao của đáy bể chứa dầu cho động cơ diesel phải cao hơn miệng vào bơm cao áp của động cơ diesel. Trong trường hợp chưa có kích thước của nhà sản xuất, kích thước này có thể được lấy bằng 1,2 m.
- Không được bố trí bồn nhiên liệu động cơ đốt trong quá gần tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy mà không có vách ngăn. Khoảng cách tối thiểu giữa tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy và bồn nhiên liệu là 2 m khi không có vách ngăn.
Máy bơm có đường kính ống đẩy từ 100 mm cho phép đặt dọc tường và vách nhà mà không cần có lối đi giữa máy bơm và tường, nhưng khoảng cách từ tường nhà đến móng đặt máy bơm không nhỏ hơn 200 mm. Cho phép đặt hai máy bơm trên cùng một móng mà không cần bố trí lối đi lại giữa chúng, nhưng xung quanh móng phải có một lối đi riêng không nhỏ hơn 0,7 m.
2.1.5. Chiều cao phòng của trạm bơm có thiết bị nâng cần phải bảo đảm khoảng cách thông thủy từ đáy vật được nâng đến đỉnh của các thiết bị đặt ở dưới không được nhỏ hơn 0,5 m. Chiều cao thông thủy của trạm bơm không có thiết bị nâng thì lấy tối thiểu là 2,2 m.
2.1.6. Phòng, hoặc nhà đặt máy bơm nước chữa cháy có kích thước (6x9) m hoặc lớn hơn phải bố trí họng nước chữa cháy trong nhà với lưu lượng 2,5 l/s. Trường hợp nhà hoặc phòng bơm nước chữa cháy có động cơ diesel và bồn chứa nhiên liệu diesel phải được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động.
2.1.7. Phải trang bị hệ thống chiếu sáng sự cố cho khu vực trạm bơm nước chữa cháy có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 3 giờ, nguồn điện dự phòng này không được lấy từ nguồn ắc quy khởi động bơm.
2.1.8. Nhà bơm hoặc phòng bơm phải có hệ thống thoát nước dưới sàn nhà để tránh ngập nước cho khu vực này.
2.1.9. Phải lắp đặt hệ thống thông gió cưỡng bức hoặc thông gió tự nhiên cho phòng bơm hoặc nhà bơm. Hệ thống thông gió trong trạm bơm phải đảm bảo sao cho nhiệt độ không khí trong trạm bơm không được lớn hơn 40°C.
2.1.10. Động cơ máy bơm, bồn chứa nhiên liệu và tủ điều khiển các máy bơm nước chữa cháy phải được nối đất an toàn. Dây nối đất phải bằng đồng sợi hoặc đồng lá. Tiết diện dây nối đất đối với động cơ máy bơm không nhỏ hơn 25 mm2, đối với bồn chứa nhiên liệu không nhỏ hơn 10 mm2 và đối với tủ điều khiển không nhỏ hơn 5 mm2.
2.1.11. Bể nước chữa cháy
Khi bể nước chữa cháy dùng chung với bể nước phục vụ sinh hoạt trong tòa nhà thì đường ống hút của hệ thống nước sinh hoạt phải được kết nối trên mức nước yêu cầu cho nhu cầu phòng cháy. Mỗi bể nước phải có van tự động làm đầy và van thủ công làm đầy riêng biệt."
Trạm bơm nước chữa cháy (Hình từ Internet)
Bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy ra sao?
Căn cứ theo tiết 4.3.3 tiểu mục 4.3 Mục 4.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA quy định về việc bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy như sau:
"4.3.3. Bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy
Phải xây dựng một kế hoạch bảo dưỡng định kỳ tất cả các thiết bị, thành phần của trạm bơm nước chữa cháy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu nhà sản xuất không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào về công tác bảo dưỡng định kỳ, thì thực hiện theo Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn này.
Đơn vị quản lý vận hành công trình phải lập hồ sơ, phiếu theo dõi công tác kiểm tra bảo dưỡng, vận hành định kỳ trạm bơm nước chữa cháy theo quy định."
Chủ đầu tư có được yêu cầu nhà thầu cung cấp hồ sơ năng lực phòng cháy chữa cháy?
Dân phòng là gì? Đội dân phòng có phải là tổ chức không? Công dân bao nhiêu tuổi sẽ được tham gia vào đội dân phòng?
Thời hạn chứng chỉ Phòng cháy chữa cháy hiện nay theo quy định pháp luật là trong bao lâu? Có xin làm tình nguyện trong hoạt động phòng cháy chữa cháy được hay không?
Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC cơ sở theo Thông tư 55/2024 thế nào?
Tải về Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC chuyên ngành theo Thông tư 55/2024 ở đâu?
Gọi điện báo cháy số nào? Gọi xe đến chữa cháy có tốn tiền không? Báo cháy chậm trễ hay báo cháy giả bị phạt thế nào?
Nhà chung cư bị cháy có bắt buộc phải phá dỡ hay không? Yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư là gì?
Kinh doanh spa, massage có yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự hay Giấy phép về phòng cháy chữa cháy không?
Cháy nhà chung cư phải gọi số nào? Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư như thế nào theo quy định hiện nay?
Ban hành Thông tư 55/2024 sửa đổi, bổ sung các Thông tư liên quan đến phòng cháy và chữa cháy đúng không?
Thủ tục xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy để mở tiệm cầm đồ cần thực hiện theo những yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?