Vi sinh vật chỉ định trong sản phẩm mỹ phẩm là gì? Khi phát hiện các vi sinh vật chỉ định thì biểu thị kết quả như thế nào?
- Vi sinh vật chỉ định trong sản phẩm mỹ phẩm là gì?
- Khi phát hiện các vi sinh vật chỉ định trong sản phẩm mỹ phẩm thì biểu thị kết quả như thế nào?
- Các chủng vi sinh vật chỉ được trong sản phẩm mỹ phẩm được sử dụng cho thử nghiệm khả năng phục hồi trong các điều kiện thử nghiệm gồm chủng nào?
- Việc nhuộm gram của vi sinh vật chỉ định là Pseudomonas aeruginosa như thế nào?
Vi sinh vật chỉ định trong sản phẩm mỹ phẩm là gì?
Tại tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13635:2023 (ISO 18415:2017 with Amendment 1:2022) có giải thích vi sinh vật chỉ định (specified microorganism) là vi khuẩn ưa nhiệt hiếu khí hoặc nấm men không được có trong một sản phẩm mỹ phẩm và được xác định là một loài gây bệnh trên da có thể gây hại cho sức khoẻ con người hoặc là vi sinh vật chỉ thị của việc không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất.
Vi sinh vật chỉ định trong sản phẩm mỹ phẩm là gì? Khi phát hiện các vi sinh vật chỉ định thì biểu thị kết quả như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện các vi sinh vật chỉ định trong sản phẩm mỹ phẩm thì biểu thị kết quả như thế nào?
Khi phát hiện các vi sinh vật chỉ định trong sản phẩm mỹ phẩm thì biểu thị kết quả theo quy định tại tiểu mục 10.1 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13635:2023 (ISO 18415:2017 with Amendment 1:2022) như sau:
Biểu thị kết quả
10.1 Phát hiện các vi sinh vật chỉ định
Với mỗi chủng vi sinh vật chỉ định, nếu kết quả định danh khẳng định sự có mặt của chúng, biểu thị kết quả như sau:
- Phát hiện (tên loài) trong mẫu, S.
Nếu việc định danh không khẳng định sự có mặt của chủng vi sinh vật này thì kết quả được thể hiện như ở mục 10.2.
10.2 Phát hiện các vi sinh vật khác
Nếu quan sát thấy có sự phát triển sau khi tăng sinh và nếu khuẩn lạc được phân lập và được định danh là loài vi sinh vật khác, biểu thị kết quả như sau:
- Phát hiện (tên loài và / hoặc đặc điểm hình thái chính) trong mẫu, S, và không phát hiện vi sinh vật chỉ định.
10.3 Không có các vi sinh vật
Nếu quan sát không có sự phát triển sau khi tăng sinh và phân lập, thể hiện kết quả như sau:
- Không phát hiện vi sinh vật hiếu khí ưa nhiệt (bao gồm cả các vi sinh vật chỉ định) trong mẫu, S.
Như vậy, theo quy định trên thì khi phát hiện các vi sinh vật chỉ định trong sản phẩm mỹ phẩm thì biểu thị kết quả như sau: Phát hiện (tên loài) trong mẫu, S.
Các chủng vi sinh vật chỉ được trong sản phẩm mỹ phẩm được sử dụng cho thử nghiệm khả năng phục hồi trong các điều kiện thử nghiệm gồm chủng nào?
Tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13635:2023 (ISO 18415:2017 with Amendment 1:2022) thì các chủng vi sinh vật chỉ được trong sản phẩm mỹ phẩm được sử dụng cho thử nghiệm khả năng phục hồi trong các điều kiện thử nghiệm gồm hai chủng vi khuẩn đại diện cho vi khuẩn gram âm, gram dương và một chủng nấm men.
- Pseudomonas aeruginosa ATCC1) 9027 (các chủng tương đương: CIP2) 82.118 hay NCIMB3) 8626 hay NBRC4) 13275 hay KCTC5) 2513 hoặc bộ sưu tập chủng quốc gia tương đương khác).
- Có thể thay bằng: Escherichia coli ATCC1) 8739 (các chủng tương đương: CIP2) 53.126 hay NCIMB3) 8545 hay NBRC4) 3972 hay KCTC5) 2571 hoặc bộ sưu tập chủng quốc gia tương đương khác).
- Staphylococcus aureus ATCC1) 6538 (các chủng tương đương: CIP2) 4.83 hay NCIMB3) 9518 hay NBRC4) 13276 hay KCTC5) 1916 hoặc bộ sưu tập chủng quốc gia tương đương khác).
- Candida albicans ATCC1) 10231 (các chủng tương đương: IP6) 48.72 hay NCPF7) 3179 hay NBRC4) 1594 hay KCTC5) 17205 hoặc bộ sưu tập chủng quốc gia tương đương khác).
Việc nuôi cấy nên tuân theo các quy trình được cung cấp bởi nhà sản xuất của chủng chuẩn.
Các chủng chuẩn có thể được lưu trữ trong phòng thí nghiệm theo EN 12353.
Việc nhuộm gram của vi sinh vật chỉ định là Pseudomonas aeruginosa như thế nào?
Việc nhuộm gram của vi sinh vật chỉ định là Pseudomonas aeruginosa theo quy định tại tiết 9.5.1 tiểu mục 9.5 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13635:2023 (ISO 18415:2017 with Amendment 1:2022) như sau:
Quy trình
…
9.5 Quy trình định danh vi sinh vật chỉ định; Pseudomonas aeruginosa
9.5.1 Nhuộm gram
Tiến hành nhuộm gram theo mô tả trong TCVN 13637 (ISO 21148), với 1 phần khuẩn lạc nghi ngờ được phân lập từ bề mặt của môi trường thạch casein đậu tương.
Quan sát dưới kính hiển vi sau khi nhuộm gram phải là trực khuẩn gram âm.
9.5.2 Phản ứng Oxidase
Tiến hành theo quy trình được nêu trong TCVN 13637 (ISO 21148).
Kiểm tra xem có phải phản ứng oxidase dương tính không.
9.5.3 Phép thử định danh
Sử dụng quy trình định danh phù hợp cho trực khuẩn gram âm không lên men (nghĩa là hệ thống sinh hóa tiêu chuẩn và / hoặc hệ thống sinh hóa thu nhỏ) với cơ sở dữ liệu riêng (hay tương đương như một danh mục) bao gồm những đặc trưng điển hình của Pseudomonas aeruginosa.
Khi sử dụng bộ kit định danh, làm theo các chỉ dẫn được đưa ra bởi nhà sản xuất (việc cấy chủng, ủ, đọc kết quả) và so sánh kết quả cuối cùng trên cơ sở dữ liệu. Tên của vi sinh vật được định danh là Pseudomonas aeruginosa với mức độ tin cậy được xem xét là phù hợp bởi hệ thống định danh.
Như vậy, theo quy định trên thì việc nhuộm gram của vi sinh vật chỉ định là Pseudomonas aeruginosa như sau:
- Tiến hành nhuộm gram theo mô tả trong TCVN 13637 (ISO 21148), với 1 phần khuẩn lạc nghi ngờ được phân lập từ bề mặt của môi trường thạch casein đậu tương.
- Quan sát dưới kính hiển vi sau khi nhuộm gram phải là trực khuẩn gram âm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?