Vì sao trên bao thuốc lá lại ghi nhãn cảnh báo sức khỏe 'Hút thuốc dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn'?
Tác hại của thuốc lá là gì? Cảnh báo sức khỏe là gì?
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.
5. Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.
6. Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
7. Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.
8. Nơi làm việc là nơi được sử dụng cho mục đích lao động.
9. Trong nhà là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh.
Như vậy, theo quy định nêu trên, có thể hiểu tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Cảnh báo sức khoẻ là thông tin được thể hiện bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.
Vì sao trên bao thuốc lá lại ghi nhãn cảnh báo sức khỏe "Hút thuốc dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn"? (Hình từ Internet).
Vì sao trên bao thuốc lá lại ghi nhãn cảnh báo sức khỏe "Hút thuốc dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn"?
Nhằm hạn chế tác hại của thuốc lá thì pháp luật có quy định thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá. Cụ thể:
Theo Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có quy định:
Ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
2. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;
b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;
c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
d) Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
3. Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.
4. Cảnh báo sức khỏe quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.
5. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe đối với thuốc lá quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
7. Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe phù hợp với từng thời kỳ.
Theo đó, thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam đều phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
Mẫu cảnh báo sức khoẻ trên bao bì thuốc lá được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BYT-BCT.
Như vậy, có thể thấy việc ghi nhãn cảnh báo sức khỏe "Hút thuốc dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn" nhằm giúp người tiêu dùng biết chính xác về tác hại của sản phẩm mà họ dang sử dụng, tính gây nghiện và nguy cơ bệnh tật, tử vong từ việc sử dụng thuốc lá.
Mức phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi không ghi nhãn, in nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá?
Việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là quy định bắt buộc đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc lá, việc ghi nhãn nhằm hạn chế, cảnh báo người dùng thuốc lá.
Nếu cá nhân kinh doanh không ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá thì có thể bị phạt tiền theo quy định tại Điều 27 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật;
b) Không thay đổi định kỳ 2 năm một lần cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật;
c) Không ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
d) Sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam;
b) Ký hợp đồng, sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm và khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này. Trường hợp không khắc phục được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này (nếu có).
Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, nếu cá nhân không ghi nhãn, in nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá thì có thể bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi sản phẩm và khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm. Trường hợp không khắc phục được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?