Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là gì? Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật gồm những gì?
Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là gì?
Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật.
Như vậy, vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật.
Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (Hình từ Internet)
Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định thì trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được quy định tại Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT như sau:
Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
1. Thực vật
Cây và các bộ phận còn sống của cây.
2. Sản phẩm của cây
a) Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;
b) Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;
c) Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính);
d) Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh;
đ) Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;
e) Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật;
g) Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.
3. Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
4. Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.
5. Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
6. Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
7. Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
8. Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.
Tại Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT quy định:
Đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực (Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015) mà chưa thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại thì cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cho Cục Bảo vệ thực vật theo quy định để phân tích nguy cơ dịch hại. Căn cứ vào kết quả phân tích nguy cơ dịch hại, Cục Bảo vệ thực vật bổ sung các biện pháp kiểm dịch thực vật cần thiết để ngăn chặn có hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật.
Như vậy, Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật gồm:
(1) Thực vật: Cây và các bộ phận còn sống của cây.
(2) Sản phẩm của cây:
- Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;
- Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;
- Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính);
- Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh;
- Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;
- Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật;
- Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.
(3) Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
(4) Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.
(5) Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
(6) Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
(7) Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
(8) Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.
Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Yêu cầu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu
1. Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp;
b) Không có sinh vật gây hại trong danh mục quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 25 của Luật này hoặc sinh vật gây hại lạ;
c) Bao bì đóng gói vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
2. Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được phép nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của Việt Nam cấp;
b) Đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp;
- Không có sinh vật gây hại trong Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật; Danh mục đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ;
- Bao bì đóng gói vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?