Vật liệu liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những gì? Việc kiểm soát vật liệu này được quy định thế nào?
Vật liệu liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 81/2019/NĐ-CP về vật liệu liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau:
Vật liệu liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt (sau đây gọi tắt là vật liệu liên quan) là các hạng mục, vật liệu, trang thiết bị, hàng hóa, hay công nghệ bao gồm cả vật liệu, công nghệ và thiết bị lưỡng dụng liên quan đến các hoạt động quy định tại điểm b khoản 6 Điều này, hoặc quy định trong các tài liệu của Liên hợp quốc và nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được thông qua theo Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc về phòng chống, triệt tiêu và phá vỡ hoạt động phổ biến và tài trợ cho phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Theo quy định trên, vật liệu liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt là các hạng mục, vật liệu, trang thiết bị, hàng hóa, hay công nghệ vật liệu bao gồm cả công nghệ và thiết bị lưỡng dụng liên quan đến các hoạt động liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc quy định trong các tài liệu của Liên hợp quốc và nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được thông qua theo Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc về phòng chống, triệt tiêu và phá vỡ hoạt động phổ biến và tài trợ cho phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Vũ khí hủy diệt hàng loạt (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận thông tin nghi ngờ về vật liệu liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt?
Theo Điều 10 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định về cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam và Đơn vị đầu mối về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau:
Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam và Đơn vị đầu mối về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
1. Bộ Quốc phòng là Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam về thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (sau đây gọi tắt là Cơ quan đầu mối quốc gia).
2. Bộ Tư lệnh Hóa học thuộc Bộ Quốc phòng là Cơ quan thường trực của Cơ quan đầu mối quốc gia; đại diện cho Cơ quan đầu mối quốc gia giải quyết các công việc liên quan đến công tác phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này và pháp luật có liên quan; tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện trách nhiệm của Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 29 của Nghị định này.
3. Các bộ trừ Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (sau đây gọi tắt là Đơn vị đầu mối), Công an cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Đơn vị đầu mối cấp tỉnh.
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Cơ quan đầu mối quốc gia như sau:
Nhiệm vụ của Cơ quan đầu mối quốc gia
...
4. Tiếp nhận thông tin nghi ngờ về vật liệu liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt từ các quốc gia, tổ chức quốc tế và từ các bộ, ngành, địa phương báo cáo; phối hợp với Bộ Công an, Đơn vị đầu mối và các cơ quan, tổ chức liên quan xác minh làm rõ và đề xuất phương án xử lý. Trường hợp nghi ngờ về vật liệu liên quan có tính chất, mức độ nguy hiểm thì chủ trì chỉ đạo lực lượng chuyên ngành phối hợp với các Đơn vị đầu mối và các cơ quan chủ trì phát hiện, bắt giữ xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của vật liệu liên quan; nếu có các yếu tố nguy hại của tác nhân hóa học, sinh học, phóng xạ hoặc hạt nhân thì chủ trì phối hợp với chủ thể phát hiện xử lý theo quy trình chuyên ngành để đảm bảo an toàn cho xã hội; trường hợp không có tính chất nguy hiểm của các yếu tố nguy hại trên thì giao cho cơ quan chủ trì phát hiện, bắt giữ xử lý theo quy định của pháp luật liên quan.
...
Theo quy định trên, cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin nghi ngờ về vật liệu liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt là Cơ quan đầu mối quốc gia (Bộ Quốc phòng).
Việc kiểm soát vật liệu liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 81/2019/NĐ-CP về kiểm soát vật liệu liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau:
Kiểm soát vật liệu liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt
Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ vật liệu và các hoạt động liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt được quy định tại điểm b khoản 6 và khoản 7 Điều 4 Nghị định này và pháp luật có liên quan; chủ động phát hiện kịp thời hành vi vi phạm và liên quan đến phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, báo cáo kịp thời cho Đơn vị đầu mối thuộc quyền, đồng thời có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ vật liệu và các hoạt động liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Bên cạnh đó là chủ động phát hiện kịp thời hành vi vi phạm và liên quan đến phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, báo cáo kịp thời cho Đơn vị đầu mối thuộc quyền, đồng thời có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?