Vắng mặt người đại diện theo pháp luật ở trụ sở doanh nghiệp thì có bị phạt không? Nếu không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt như thế nào?
Vắng mặt người đại diện theo pháp luật ở trụ sở doanh nghiệp thì có bị phạt không?
Về việc chị nêu thì chị có thể làm việc lại với đơn vị thực hiện kiểm tra, yêu cầu họ chỉ rõ hành vi họ nêu bị phạt theo văn bản nào?
Còn về mặt quy định chung đối với doanh nghiệp thì không có việc phạt vì lý do người đại diện pháp luật không có mặt tại trụ sở. Vấn đề phạt ở đây, nếu có, là phạt về việc người đại diện không có mặt trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
...
3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
...
Như vậy, Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Vắng mặt người đại diện theo pháp luật ở trụ sở doanh nghiệp thì có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Nếu không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào Điều 51 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp như sau:
Vi phạm về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam;
b) Không ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện hoặc ủy quyền bằng văn bản đã hết hạn nhưng không gia hạn khi người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam;
c) Người đại diện theo ủy quyền không đủ tiêu chuẩn theo quy định;
d) Ủy quyền vượt quá số lượng người được ủy quyền tối đa theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký người đang cư trú tại Việt Nam làm người đại diện của doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc ủy quyền cho người khác làm đại diện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc thay đổi người đại diện đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, nếu như doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
04 trường hợp chấp dứt đại diện theo pháp luật là trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt đại diện như sau:
Thời hạn đại diện
1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Như vậy, 04 trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật là:
+ Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
+ Người được đại diện là cá nhân chết;
+ Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?