Văn phòng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng là gì? Văn phòng được cơ cấu tổ chức như thế nào?
Văn phòng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Văn phòng TLĐ.
1- Chức năng: Văn phòng TLĐ có chức năng, nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác và thực hiện quản lý hành chính, quản trị phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của, Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ và hoạt động của cơ quan Tổng Liên đoàn.
...
Theo quy định nêu trên thì Văn phòng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác và thực hiện quản lý hành chính, quản trị phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của, Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và hoạt động của cơ quan Tổng Liên đoàn.
Văn phòng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Văn phòng TLĐ.
...
2.- Nhiệm vụ
2.1- Xây dựng và sắp xếp chương trình làm việc của ĐCT, Thường trực Đoàn Chủ tịch ; giúp Đoàn Chủ tịch theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác, quy chế làm việc của TLĐ, tổ chức các quan hệ làm việc với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc VN, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan hữu quan.
2.2- Theo dõi, tổng hợp tình hình tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và hoạt động của các cấp CĐ; đề xuất các biện pháp thực hiện nhiệm vụ phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của ĐCT; chuẩn bị các Báo cáo của Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch TLĐ; các bài phát biểu không thuộc các chuyên để của lãnh đạo TLĐ với Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
2.3- Bố trí lịch và địa điểm hội nghị, tiếp khách của ĐCT và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng Liên đoàn.
2.4- Nghiên cứu, tổ chức biên soạn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản pháp quy phục vụ quản lý hành chính cơ quan.
2.5- Ghi biên bản và rà thông báo các cuộc hội nghị của Ban chấp hành, ĐCT hoặc thảo Quyết định theo yêu cầu của Thường trực ĐCT. Thống nhất quản lý các văn bản và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các văn bản do BCH, ĐCT Tổng Liên đoàn ban hành.
2.7- Lập dự toán, thực hiện nhiệm vụ tài chính đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan TLĐ theo đúng quy định của Nhà nước và TLĐ.
2.8- Tổ chức thực hiện công tác quản trị của cơ quan TLĐ, đảm bảo các điều kiện làm việc, các phương tiện đi lại, thông tin, liên lạc phục vụ hoạt động của cơ quan TLĐ. Tổ chức công tác bảo vệ trật tự an toàn, bảo vệ tài sản, phòng cháy, nổ và các điều kiện an toàn vệ sinh lao động cho cơ quan TLĐ.
...
Theo đó, Văn phòng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có các nhiệm vụ:
- Xây dựng và sắp xếp chương trình làm việc của Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch;
- Giúp Đoàn Chủ tịch theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác, quy chế làm việc của Tổng Liên đoàn, tổ chức các quan hệ làm việc với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan hữu quan;
- Theo dõi, tổng hợp tình hình tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và hoạt động của các cấp Công đoàn;
- Đề xuất các biện pháp thực hiện nhiệm vụ phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Đoàn Chủ tịch;
- Chuẩn bị các Báo cáo của Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn; các bài phát biểu không thuộc các chuyên để của lãnh đạo Tổng Liên đoàn với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân;
- Bố trí lịch và địa điểm hội nghị, tiếp khách của Đoàn Chủ tịch và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng Liên đoàn;
- Nghiên cứu, tổ chức biên soạn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản pháp quy phục vụ quản lý hành chính cơ quan;
- Ghi biên bản và rà thông báo các cuộc hội nghị của Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc thảo Quyết định theo yêu cầu của Thường trực Đoàn Chủ tịch;
+ Thống nhất quản lý các văn bản và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các văn bản do Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành.
- Lập dự toán, thực hiện nhiệm vụ tài chính đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan Tổng Liên đoàn theo đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn;
- Tổ chức thực hiện công tác quản trị của cơ quan Tổng Liên đoàn, đảm bảo các điều kiện làm việc, các phương tiện đi lại, thông tin, liên lạc phục vụ hoạt động của cơ quan Tổng Liên đoàn.
+ Tổ chức công tác bảo vệ trật tự an toàn, bảo vệ tài sản, phòng cháy, nổ và các điều kiện an toàn vệ sinh lao động cho cơ quan Tổng Liên đoàn.
Văn phòng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (Hình từ Internet)
Văn phòng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được cơ cấu tổ chức như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định Văn phòng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được cơ cấu tổ chức như sau:
- Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
- 2 đến 3 Phó Văn phòng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
- Văn phòng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam gồm:
+ Phòng Tổng hợp;
+ Phòng Thông tin- Tư liệu;
+ Phong Hành chính - Quản trị;
+ Phòng tài vụ;
+ Phòng Bảo vệ;
+ Đội xe;
+ Văn phòng B- TP. Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?