Văn phòng Thừa phát lại có thể tiếp nhận thêm Thừa phát lại hợp danh mới sau khi đã đăng ký thành lập không?
Văn phòng Thừa phát lại có thể tiếp nhận thêm Thừa phát lại hợp danh mới sau khi đã đăng ký thành lập không?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại
1. Tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nguyện vọng cá nhân của Thừa phát lại hợp danh nếu được các Thừa phát lại hợp danh còn lại đồng ý;
b) Thừa phát lại hợp danh bị miễn nhiệm; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp này, phần giá trị tài sản của Thừa phát lại đó tại Văn phòng Thừa phát lại được hoàn trả công bằng và thỏa đáng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của Thừa phát lại đó;
c) Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của Thừa phát lại hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng Thừa phát lại sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của Thừa phát lại đó. Người thừa kế có thể trở thành Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại đó nếu đủ tiêu chuẩn hành nghề Thừa phát lại và được các Thừa phát lại hợp danh còn lại đồng ý.
2. Văn phòng Thừa phát lại có quyền tiếp nhận Thừa phát lại hợp danh mới nêu được các Thừa phát lại hợp danh còn lại chấp thuận.
3. Khi thay đổi thành viên hợp danh theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh quy định tại khoản 1 Điều này mà Văn phòng Thừa phát lại không tiếp nhận được Thừa phát lại hợp danh mới để giữ nguyên loại hình hoạt động thì trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, Văn phòng Thừa phát lại phải chuyển đổi loại hình hoạt động từ công ty hợp danh sang doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
Theo đó, có thể thấy sau khi đã đăng ký hoạt động thì Văn phòng Thừa phát lại vẫn có quyền tiếp nhận thêm Thừa phát lại hợp danh mới nếu được các Thừa phát lại hợp danh còn lại chấp thuận.
Văn phòng Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Khi thay đổi thành viên hợp danh thì Văn phòng Thừa phát lại có cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước không?
Tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
1. Khi thay đổi một trong các nội dung đăng ký hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; giấy tờ chứng minh việc thay đổi và bản chính Giấy đăng ký hoạt động.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 22 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; họ tên Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; danh sách Thừa phát lại hợp danh và danh sách Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có) của Văn phòng Thừa phát lại.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu thay đổi thành viên hợp danh thì Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Cụ thể, Văn phòng Thừa phát lại sẽ nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Giấy tờ chứng minh việc thay đổi và bản chính Giấy đăng ký hoạt động.
Văn phòng Thừa phát lại có thể được thành lập dưới những loại hình nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về văn phòng Thừa phát lại như sau:
Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại có thể được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?