Văn phòng Thừa phát lại có phải thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp hay không?
Văn phòng Thừa phát lại có phải thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp hay không?
Văn phòng Thừa phát lại có phải thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Chế độ thông tin, báo cáo
1. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về tổ chức và hoạt động của mình.
Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại tại địa phương.
Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.
...
Theo đó Văn phòng Thừa phát lại phải có trách nhiệm thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp.
Ngoài ra Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại tại địa phương.
Văn phòng Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại cho Sở Tư pháp như thế nào?
Nội dung của báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại cho Sở Tư pháp thế nào, căn cứ theo khoản 4 Điều 39 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định như sau:
Báo cáo về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
2. Sở Tư pháp báo cáo Bộ Tư pháp sau khi cấp, cấp lại giấy đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp sau khi cho phép thành lập, chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 68 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
4. Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại của Sở Tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại tại địa phương;
b) Công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại;
c) Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại (nếu có).
5. Báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại quy định tại khoản 1 Điều này gồm những nội dung chính sau đây:
a) Kết quả tổ chức và hoạt động của Văn phòng;
b) Việc nhận và hướng dẫn tập sự tại tổ chức mình theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Thông tư này;
c) Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
...
Báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại gửi cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về tổ chức và hoạt động của mình bao gồm những nội dung sau:
- Kết quả tổ chức và hoạt động của Văn phòng;
- Việc nhận và hướng dẫn tập sự tại tổ chức mình;
- Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại gửi cho Sở Tư pháp dưới dạng văn bản giấy được không?
Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại gửi cho Sở Tư pháp dưới dạng văn bản giấy được không thì căn cứ theo khoản 7 Điều 39 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định như sau:
Báo cáo về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại
...
6. Kỳ báo cáo 06 tháng được tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo. Kỳ báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 9 của năm tiếp theo.
7. Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử hoặc qua hệ thống phần mềm thông tin chuyên dụng.
8. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ của Văn phòng Thừa phát lại là trước ngày 05 của tháng đầu tiên sau kỳ báo cáo. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ của Sở Tư pháp là trước ngày 10 của tháng đầu tiên sau kỳ báo cáo.
Theo quy định trên thì báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại gửi cho Sở Tư pháp được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử hoặc qua hệ thống phần mềm thông tin chuyên dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?