Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam thành lập nhằm mục đích gì?
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam thành lập nhằm mục đích gì?
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 99/2005/QĐ-TTg quy định về Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam như sau:
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam) thành lập nhằm mục đích giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối thực hiện:
- Các nghĩa vụ minh bạch hóa theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);
- Thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật; yêu cầu các nước thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật.
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền bổ nhiệm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 99/2005/QĐ-TTg quy định như sau:
Tổ chức bộ máy của Văn phòng SPS Việt Nam
1. Văn phòng SPS Việt Nam có Giám đốc và một số Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật.
Văn phòng SPS có một số cán bộ chuyên trách, khi cần thiết được huy động thêm cán bộ của các đơn vị, cơ quan trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết nhiệm vụ theo yêu cầu cụ thể.
...
Căn cứ quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền bổ nhiệm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam.
Văn phòng SPS Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?
Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 99/2005/QĐ-TTg quy định như sau:
Tổ chức bộ máy của Văn phòng SPS Việt Nam
...
2. Văn phòng SPS Việt Nam gồm các bộ phận:
a) Tổ Thư ký - Tổng hợp:
Biên chế Tổ Thư ký - Tổng hợp của Văn phòng SPS Việt Nam tính trong tổng biên chế được giao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Tổ công tác liên bộ: gồm 01 cán bộ lãnh đạo cấp Vụ, Cục làm đầu mối đại diện cơ quan và 01 chuyên viên chuyên trách để thực hiện việc thông báo và trả lời hoặc chuẩn bị các tài liệu liên quan theo phân công của Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam.
Các Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Thủy sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn có trách nhiệm cử 02 cán bộ, công chức thuộc mỗi Bộ theo quy định tại Điều này tham gia Tổ công tác liên bộ và thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo Quy chế phối hợp và hoạt động của Văn phòng SPS Việt Nam.
c) Văn phòng SPS Việt Nam có các điểm hỗ trợ kỹ thuật đặt tại các cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật), Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm), Bộ Thủy sản (Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y thủy sản, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản), Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) và Bộ Thương mại để làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, giải đáp và thông báo về tiêu chuẩn, vệ sinh, an toàn thực phẩm và kiểm dịch.
...
Theo đó, Văn phòng SPS Việt Nam bao gồm những bộ phận sau đây:
(1) Tổ Thư ký - Tổng hợp:
Biên chế Tổ Thư ký - Tổng hợp của Văn phòng SPS Việt Nam tính trong tổng biên chế được giao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(2) Tổ công tác liên bộ: gồm 01 cán bộ lãnh đạo cấp Vụ, Cục làm đầu mối đại diện cơ quan và 01 chuyên viên chuyên trách để thực hiện việc thông báo và trả lời hoặc chuẩn bị các tài liệu liên quan theo phân công của Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam.
Các Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Thủy sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn có trách nhiệm cử 02 cán bộ, công chức thuộc mỗi Bộ theo quy định tại Điều này tham gia Tổ công tác liên bộ và thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo Quy chế phối hợp và hoạt động của Văn phòng SPS Việt Nam.
Lưu ý: Văn phòng SPS Việt Nam có các điểm hỗ trợ kỹ thuật đặt tại các cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật), Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm), Bộ Thủy sản (Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y thủy sản, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản), Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) và Bộ Thương mại để làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, giải đáp và thông báo về tiêu chuẩn, vệ sinh, an toàn thực phẩm và kiểm dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?