Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có nhiệm vụ giúp Hội đồng tổ chức xây dựng mức hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nào?
Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1090/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định về vị trí và chức năng của Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia như sau:
Vị trí và chức năng
1. Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia (sau đây gọi là Văn phòng EPR) là tổ chức giúp Hội đồng EPR quốc gia trong việc tổ chức quản lý, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng EPR có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có chức năng giúp Hội đồng EPR quốc gia trong việc tổ chức quản lý, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1090/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Lãnh đạo Văn phòng EPR có Giám đốc Văn phòng, không quá 02 Phó Giám đốc Văn phòng.
2. Giám đốc Văn phòng
a) Giám đốc Văn phòng là Ủy viên Thường trực Hội đồng EPR quốc gia, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm;
b) Giám đốc Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng EPR quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về mọi hoạt động của Văn phòng EPR; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Văn phòng EPR;
c) Giám đốc Văn phòng đề xuất việc điều động, biệt phái công chức, viên chức về làm việc tại Văn phòng EPR và ký hợp đồng lao động với người lao động, mời chuyên gia, cộng tác viên làm việc có thời hạn tại Văn phòng EPR theo quy định của pháp luật.
3. Phó Giám đốc Văn phòng giúp việc Giám đốc Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Văn phòng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công, do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Văn phòng.
4. Công chức, viên chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định hiện hành; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn, được hưởng lương và các chế độ khác theo quy định.
Như vậy, theo quy định, lãnh đạo Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia gồm có Giám đốc Văn phòng và không quá 02 Phó Giám đốc Văn phòng.
Giám đốc Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng EPR quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về mọi hoạt động của Văn phòng EPR; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Văn phòng EPR;
Phó Giám đốc Văn phòng giúp việc Giám đốc Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Văn phòng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công, do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Văn phòng.
Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có nhiệm vụ giúp Hội đồng tổ chức xây dựng mức hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 1090/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu, đề xuất Hội đồng EPR quốc gia tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
2. Giúp Hội đồng EPR quốc gia tổ chức xây dựng tiêu chí, ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho các hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì và hoạt động xử lý chất thải để Hội đồng EPR quốc gia đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt và công bố công khai theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Hội đồng EPR quốc gia hướng dẫn, rà soát, tổng hợp các đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì và hoạt động xử lý chất thải của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật để Hội đồng EPR quốc gia thẩm định, biểu quyết thông qua trước khi trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt.
4. Giúp Hội đồng EPR quốc gia xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu và các quy chế, quy định, văn bản khác trình Hội đồng EPR quốc gia xem xét, thông qua trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ban hành.
...
Như vậy, Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có nhiệm vụ giúp Hội đồng EPR quốc gia tổ chức xây dựng tiêu chí, ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho các hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì và hoạt động xử lý chất thải để Hội đồng EPR quốc gia đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt và công bố công khai theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?