Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là gì? Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Điều phối Trung ương được quy định ra sao?
- Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là gì?
- Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có nhiệm vụ gì về tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo Trung ương?
- Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quy định ra sao?
Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là gì?
Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 1428/QĐ-BNN-TCCB năm 2018 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (gọi tắt là Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương) đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương) và trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý, tổ chức thực hiện và điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
2. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương do Ngân sách nhà nước bố trí hàng năm để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Trụ sở của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đặt tại thành phố Hà Nội.
Căn cứ trên quy định Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực hiện chức năng giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý, tổ chức thực hiện và điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có nhiệm vụ gì về tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo Trung ương?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 1428/QĐ-BNN-TCCB năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo Trung ương:
a) Chủ trì, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương; chuẩn bị nội dung, chương trình của hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương;
b) Chủ trì, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình; kế hoạch phối hợp, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương tham gia thực hiện Chương trình;
c) Xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng nông thôn mới;
d) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trong phạm vi cả nước;
đ) Lập nhu cầu kinh phí phục vụ hoạt động Ban Chỉ đạo Trung ương, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương trình Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương phê duyệt và thực hiện;
e) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để thực hiện có hiệu quả Chương trình;
g) Tổ chức công tác truyền thông và hợp tác quốc tế cho xây dựng nông thôn mới;
h) Đôn đốc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế chính sách liên quan đến quản lý, điều hành Chương trình; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong quá trình thực hiện Chương trình.
...
Theo đó, Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có nhiệm vụ sau đây về tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo Trung ương, gồm:
- Chủ trì, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương; chuẩn bị nội dung, chương trình của hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương;
- Chủ trì, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình; kế hoạch phối hợp, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương tham gia thực hiện Chương trình;
- Xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng nông thôn mới;
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trong phạm vi cả nước;
- Lập nhu cầu kinh phí phục vụ hoạt động Ban Chỉ đạo Trung ương, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương trình Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương phê duyệt và thực hiện;
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để thực hiện có hiệu quả Chương trình;
- Tổ chức công tác truyền thông và hợp tác quốc tế cho xây dựng nông thôn mới;
- Đôn đốc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế chính sách liên quan đến quản lý, điều hành Chương trình; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong quá trình thực hiện Chương trình.
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quy định ra sao?
Theo Điều 3 Quyết định 1428/QĐ-BNN-TCCB năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức của Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới như sau:
(1) Lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương: có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
- Chánh Văn phòng có trách nhiệm:
+ Trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương;
+ Ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương;
+ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
- Chánh Văn phòng điều hành hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Chánh Văn phòng; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
(2) Các tổ chức tham mưu:
- Phòng Hành chính, Tổng hợp;
- Phòng Kế hoạch, Tài chính và Giám sát;
- Phòng Nghiệp vụ và Môi trường;
- Phòng Truyền thông và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Quản lý Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm.
Phòng có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng, được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
(3) Biên chế công chức, viên chức của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, gồm:
- Công chức làm việc theo chế độ chuyên trách nằm trong biên chế công chức hành chính của Bộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí, tuyển dụng theo vị trí việc làm và quy định của pháp luật;
- Công chức, viên chức do các Bộ, ngành có liên quan cử đến làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
- Chánh Văn phòng được ký hợp đồng lao động làm việc có thời hạn tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương trên cơ sở vị trí việc làm được Bộ trưởng phê duyệt theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?