Văn phòng đại diện nước ngoài đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động thì có được vay tiền của công ty khác không?
Văn phòng đại diện nước ngoài đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động thì có được vay tiền của công ty khác không?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh như sau:
Hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Hồ sơ 01 bộ, bao gồm:
a) Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này;
b) Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định này) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này);
c) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
d) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
đ) Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.
...
Hiện tại, pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế về việc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không được phép vay tiền, chỉ có quy định về việc phải lập danh sách chủ nợ để nộp cho cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động trước đó cho đơn vị theo quy định nêu trên.
Do đó nếu Văn phòng đại diện có vay tiền công ty, cá nhân khác thì phải liệt kê đầy đủ trong hồ sơ chấm dứt hoạt động.
Văn phòng đại diện nước ngoài (Hình từ Internet)
Văn phòng đại diện nước ngoài để vay tiền của công ty khác cần đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân như sau:
Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
...
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
Theo quy định trên thì văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân độc lập mà hoạt động dưới tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nước ngoài. Để văn phòng đại diện có thể kí kết hợp đồng vay tiền thì cần có sự ủy quyền của thương nhân nước ngoài.
Như vậy, nếu văn phòng đại diện chưa nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động thì văn phòng đại diện có thể kí kết hợp đồng vay theo ủy quyền của thương nhân nước ngoài, sau đó trong hồ sơ chấm dứt hoạt động phải liệt kê đầy đủ thông tin chủ nợ.
Nếu văn phòng đại diện đã nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động cho cơ quan cấp giấy phép trước đó rồi thì hiện chưa có hướng dẫn bổ sung thông tin hồ sơ (trong trường hợp thay đổi chủ nợ), nếu đơn vị muốn nộp bổ sung thì nên liên hệ với cơ quan nơi mình đã nộp giấy phép.
Tải về mẫu hợp đồng vay tiền mới nhất 2023: Tại Đây
Các khoản nợ của văn phòng đại diện nước ngoài sẽ do ai chi trả?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về các nghĩa vụ có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh như sau:
Các nghĩa vụ có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Ngoài việc thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định này, thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải niêm yết công khai về việc chấm dứt hoạt động tại trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật khi Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động.
2. Thương nhân nước ngoài có Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định của pháp luật.
Đối với các khoản nợ mà Văn phòng đại diện chưa thanh toán hết trước khi chấm dứt hoạt động thì thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?