Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động trọng tài không?
- Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động trọng tài không?
- Tổ chức trọng tài nước ngoài muốn thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam thì nộp hồ sơ đến cơ quan nào?
- Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động trọng tài không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài được thành lập và tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
Việc Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động trọng tài không, theo quy định tại Điều 78 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài của tổ chức mình tại Việt Nam.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
7. Không được thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam.
8. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
9. Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện.
10. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Văn phòng đại diện với Sở Tư pháp nơi Văn phòng đại diện đăng ký hoạt động.
Theo đó, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
(Hình từ Internet)
Tổ chức trọng tài nước ngoài muốn thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam thì nộp hồ sơ đến cơ quan nào?
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức trọng tài nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 63/2011/NĐ-CP như sau:
Cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Tổ chức trọng tài nước ngoài muốn thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải có hồ sơ đề nghị thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.
Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày ký.
...
Theo quy định trên, tổ chức trọng tài nước ngoài muốn thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam thì nộp hồ sơ gửi Bộ Tư pháp.
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Nghị định 63/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2018/NĐ-CP thì hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam gồm:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện.
- Bản sao có chứng thực Điều lệ của Tổ chức trọng tài nước ngoài.
Lưu ý: Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được làm bằng tiếng Việt.
Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Trường hợp chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 63/2011/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài bị chấm dứt hoạt động theo quyết định của Tổ chức trọng tài nước ngoài;
b) Tổ chức trọng tài nước ngoài thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam đã chấm dứt hoạt động ở nước ngoài;
c) Bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
...
Như vậy, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau:
(1) Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài bị chấm dứt hoạt động theo quyết định của Tổ chức trọng tài nước ngoài.
(2) Tổ chức trọng tài nước ngoài thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam đã chấm dứt hoạt động ở nước ngoài
(3) Bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?