Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không?
- Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không?
- Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài không hoạt động đúng nội dung trong giấy phép thì có bị thu hồi giấy phép không?
- Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được tiến hành hoạt động khi nào?
Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không?
Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không, thì theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN như sau:
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài không hoạt động đúng nội dung trong giấy phép thì có bị thu hồi giấy phép không?
Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài không hoạt động đúng nội dung trong giấy phép thì có bị thu hồi giấy phép không, thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 như sau:
Thu hồi Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;
d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;
đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
e) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành.
4. Quyết định thu hồi Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, theo quy định trên thì Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài không hoạt động đúng nội dung trong giấy phép thì bị Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép.
Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được tiến hành hoạt động khi nào?
Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được tiến hành hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Điều kiện khai trương hoạt động
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.
2. Để khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ, vốn được cấp, có kho tiền đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
c) Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động;
đ) Có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lý rủi ro; quy chế về quản lý mạng lưới;
e) Vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động;
g) Đã công bố thông tin hoạt động theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về các điều kiện khai trương hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động; Ngân hàng Nhà nước đình chỉ việc khai trương hoạt động khi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?