Văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương có phải báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến với cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp không?
- Văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương có phải báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến với cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp không?
- Nội dung tự kiểm tra pháp luật lao động của văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương được quy định như thế nào?
- Trình tự tiến hành tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương được quy định ra sao?
Văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương có phải báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến với cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định báo cáo kết quả tự kiểm tra như sau:
Báo cáo kết quả tự kiểm tra
1. Người sử dụng lao động phối hợp với đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động.
2. Cơ sở sử dụng lao động, bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương, đơn vị đến thi công tại địa phương phải báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến với cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi chi nhánh văn phòng đại diện, đơn vị thi công đang hoạt động.
Theo đó, văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương phải báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến với cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi văn phòng đại diện đang hoạt động.
Báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến (Hình từ Internet)
Nội dung tự kiểm tra pháp luật lao động của văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định nội dung tự kiểm tra pháp luật lao động của văn phòng đại diện như sau:
Nội dung tự kiểm tra
1. Nội dung tự kiểm tra pháp luật lao động bao gồm:
a) Việc thực hiện báo cáo định kỳ;
b) Việc tuyển dụng và đào tạo lao động;
c) Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động;
d) Việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể;
đ) Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi;
e) Việc trả lương cho người lao động;
g) Việc tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
h) Việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, lao động là người nước ngoài;
i) Việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động; xử lý kỷ luật lao động, bồi thường trách nhiệm vật chất;
k) Việc tham gia và trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia;
l) Việc giải quyết tranh chấp và khiếu nại về lao động;
m) Nội dung khác mà người sử dụng lao động thấy cần thiết.
2. Nội dung tự kiểm tra cụ thể được thiết kế thành phiếu tự kiểm tra theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đăng trên trang thông tin điện tử. Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, người sử dụng lao động lựa chọn một (01) hoặc nhiều phiếu tự kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra.
Như vậy, nội dung tự kiểm tra pháp luật lao động của văn phòng đại diện được quy định như trên.
Trình tự tiến hành tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định trình tự tiến hành tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của văn phòng đại diện như sau:
Trình tự tiến hành tự kiểm tra
Căn cứ thời gian và kế hoạch tự kiểm tra đã xác định, người sử dụng lao động thành lập đoàn tự kiểm tra, đồng thời đăng ký tài khoản trên trang thông tin điện tử để lấy phiếu tự kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra.
Thành phần đoàn tự kiểm tra gồm: đại diện người sử dụng lao động làm trưởng đoàn; thành viên đoàn là cán bộ lao động, tiền lương, cán bộ an toàn, vệ sinh lao động; đại diện người lao động và thành phần khác có liên quan do người sử dụng lao động tự quyết định.
Đoàn tự kiểm tra tiến hành đối chiếu với các quy định pháp luật lao động hiện hành tương ứng theo từng nội dung tự kiểm tra để phân tích, so sánh và kết luận doanh nghiệp có tuân thủ pháp luật lao động hay không và đưa ra biện pháp khắc phục nội dung không tuân thủ (nếu có). Mẫu kết luận tự kiểm tra được đăng trên trang thông tin điện tử, được cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi của pháp luật lao động.
Đối với những nội dung cần phải đến hiện trường sản xuất, kinh doanh, nơi làm việc của người lao động thì đoàn tự kiểm tra đến để xem xét, kiểm tra, cần thiết có giải pháp khắc phục ngay những vi phạm (nếu có).
Hồ sơ tự kiểm tra gồm phiếu tự kiểm tra, kết luận tự kiểm tra, văn bản thành lập đoàn tự kiểm tra của doanh nghiệp và các tài liệu, hồ sơ phát sinh trong quá trình tự kiểm tra phải được lưu giữ trong hồ sơ quản lý doanh nghiệp để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ pháp luật lao động tại doanh nghiệp.
Như vậy, trình tự tiến hành tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của văn phòng đại diện được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?