Văn phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu thì có bị đình chỉ hoạt động theo quy định hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau văn phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu thì có bị đình chỉ hoạt động theo quy định hay không? Yêu cầu đối với biển hiệu của văn phòng công chứng được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh M.M.A đến từ Thái Bình.

Văn phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu thì có bị đình chỉ hoạt động theo quy định hay không?

Căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng như sau:

Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;
c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;
g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;
h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;
i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;

...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều này;

Như vậy, văn phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu thì không bị đình chỉ hoạt động mà có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Văn phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu thì có bị đình chỉ hoạt động theo quy định hay không

Văn phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu thì có bị đình chỉ hoạt động theo quy định hay không? (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với biển hiệu của văn phòng công chứng được quy định như thế nào?

Yêu cầu đối với biển hiệu của văn phòng công chứng được quy định tại Mẫu TP-CC-20 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP; cụ thể như sau:

- Biển hiệu thiết kế theo chiều ngang.

- Kích thước: Chiều cao tối đa 02m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà nơi đặt trụ sở Phòng công chứng/Văn phòng công chứng.

- Biển hiệu không được ghi các thông tin khác ngoài các nội dung:

+ Địa chỉ: Ghi cụ thể số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố; trường hợp không có số nhà, đường/phố thì ghi đến đơn vị hành chính nhỏ nhất của trụ sở (thôn, ấp, khu đô thị...).

+ Điện thoại;

+ Fax (nếu có);

+ Email (nếu có);

+ Website (nếu có);

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp công tác quản lý nhà nước về công chứng được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì:

Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng;

- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển nghề công chứng;

- Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng;

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng;

- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên;

- Phê duyệt Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những văn bản, quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động công chứng theo thẩm quyền;

- Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động công chứng;

- Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động công chứng;

- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Văn phòng công chứng Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Văn phòng công chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng mới nhất 2024 ra sao?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng mới nhất năm 2024 ra sao? Hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Văn phòng công chứng không có bị thu hồi quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng khi không thực hiện đăng ký hoạt động không?
Pháp luật
Điều kiện nào để trở thành phiên dịch cho văn phòng công chứng? Các hoạt động của phiên dịch trong văn phòng công chứng bao gồm những gì?
Pháp luật
Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy có đúng hay không?
Pháp luật
Văn phòng công chứng và phòng công chứng có giống nhau không? Thành lập văn phòng công chứng được hướng dẫn ra sao?
Pháp luật
Thời gian làm việc văn phòng công chứng tại TP Hồ Chí Minh theo pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Văn phòng công chứng có được ủy quyền cho đơn vị khác mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình không?
Pháp luật
Mẫu quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng? Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả lời về việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng trong thời hạn bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn phòng công chứng
367 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn phòng công chứng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào