Văn phòng công chứng có được ủy quyền cho đơn vị khác mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình không?
- Văn phòng công chứng có được ủy quyền cho đơn vị khác mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình không?
- Mức phí bảo hiểm tối thiểu đóng cho một công chứng viên của văn phòng công chứng là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu công chứng viên công chứng hợp đồng có liên quan đến tài sản, lợi ích của những ai?
Văn phòng công chứng có được ủy quyền cho đơn vị khác mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình không?
Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
1. Tổ chức hành nghề công chứng trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
2. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.
3. Kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của Phòng công chứng được trích từ quỹ phát triển sự nghiệp hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì tổ chức hành nghề công chứng phải trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
Như vậy, Văn phòng công chứng có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
Lưu ý: Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của văn phòng công chứng được đăng ký hành nghề.
Văn phòng công chứng có được ủy quyền cho đơn vị khác mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình không? (Hình từ Internet)
Mức phí bảo hiểm tối thiểu đóng cho một công chứng viên của văn phòng công chứng là bao nhiêu?
Mức phí bảo hiểm tối thiểu đóng cho công chứng viên của văn phòng công chứng được quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
Phí bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên thuộc tổ chức mình.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền thỏa thuận mức phí bảo hiểm, nhưng không được thấp hơn 03 (ba) triệu đồng một năm cho một công chứng viên.
Như vậy, theo quy định, mức phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên được văn phòng công chứng ủy quyền mua bảo hiểm thỏa thuận.
Tuy nhiên, các bên không được thỏa thuận mức phí bảo hiểm thấp hơn 03 (ba) triệu đồng một năm cho một công chứng viên.
Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu công chứng viên công chứng hợp đồng có liên quan đến tài sản, lợi ích của những ai?
Trách nhiệm chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
Điều kiện bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm và bồi thường thiệt hại khi có đủ các điều kiện sau:
1. Thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
2. Không thuộc các trường hợp sau đây:
a) Công chứng viên thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
b) Công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
c) Công chứng viên cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
d) Trường hợp khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm chi trả và bồi thường thiệt hại nếu công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của:
- Bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng;
- Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi;
- Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng;
- Con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể;
- Ông, bà;
- Anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng;
- Cháu là con của con đẻ, con nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?