Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông có những nhiệm vụ gì trong công tác hành chính và quản trị?
Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện những chức năng gì?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 36/QĐ-BTTTT năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ; giúp Bộ trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bộ có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện những chức năng sau đây:
- Tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ;
- Giúp Bộ trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ;
- Kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)
Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ gì trong công tác hành chính và quản trị?
Theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 36/QĐ-BTTTT năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Thực hiện công tác hành chính, quản trị
a) Tổ chức thực hiện công tác hành chính, lễ tân và các nhiệm vụ khánh tiết, thăm hỏi, tang lễ của Bộ; chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị, tổ chức, phục vụ các hội nghị, hội thảo, tập huấn; các cuộc họp, tiếp khách, các chuyến công tác và làm việc của Lãnh đạo Bộ và các hoạt động chung khác của Bộ theo phân công;
b) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản; nghiên cứu đề xuất kế hoạch đầu tư, quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới, sửa chữa trụ sở, nhà làm việc của cơ quan Bộ;
c) Bảo đảm phương tiện đi lại, điều kiện làm việc, vệ sinh, môi trường của cơ quan Bộ;
d) Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, bảo đảm trật tự, an toàn và phòng, chống cháy, nổ tại cơ quan Bộ; phối hợp quản lý công tác dự bị động viên và dân quân tự vệ; làm đầu mối thực hiện các chính sách và nghĩa vụ của cơ quan Bộ đối với địa phương.
...
Theo đó, Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ Thực hiện công tác hành chính, quản trị
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính, lễ tân và các nhiệm vụ khánh tiết, thăm hỏi, tang lễ của Bộ; chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị, tổ chức, phục vụ các hội nghị, hội thảo, tập huấn; các cuộc họp, tiếp khách, các chuyến công tác và làm việc của Lãnh đạo Bộ và các hoạt động chung khác của Bộ theo phân công;
- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản; nghiên cứu đề xuất kế hoạch đầu tư, quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới, sửa chữa trụ sở, nhà làm việc của cơ quan Bộ;
- Bảo đảm phương tiện đi lại, điều kiện làm việc, vệ sinh, môi trường của cơ quan Bộ;
- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, bảo đảm trật tự, an toàn và phòng, chống cháy, nổ tại cơ quan Bộ; phối hợp quản lý công tác dự bị động viên và dân quân tự vệ; làm đầu mối thực hiện các chính sách và nghĩa vụ của cơ quan Bộ đối với địa phương.
Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông gồm có những phòng, ban nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 36/QĐ-BTTTT năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
...
2. Cơ cấu tổ chức, biên chế:
a) Cơ cấu tổ chức:
- Phòng Thư ký - Tổng hợp;
- Phòng Văn thư, Lưu trữ và Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Phòng Hành chính;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, đại diện Văn phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ do Chánh Văn phòng quyết định.
Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng có con dấu, tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật.
b) Biên chế:
Biên chế của Văn phòng Bộ do Chánh Văn phòng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
- Phòng Thư ký và Tổng hợp;
- Phòng Văn thư, Lưu trữ và Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Phòng Hành chính;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Tài chính và Kế toán;
- Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?