Van một chiều được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động là gì và cỡ kích thước danh nghĩa là bao nhiêu?
Van một chiều được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động là gì?
Van một chiều được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động được giải thích theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6305-6:2013 (ISO 6182-6:2006) cụ thể:
Van một chiều (check valve)
Van cho phép dòng nước chảy theo một chiều và ngăn ngừa dòng nước chảy theo chiều ngược lại.
CHÚ THÍCH: các van này được chế tạo có các đầu nối ống hoặc có thể theo kiểu bánh quế.
Van một chiều được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động
(Hình từ Internet)
Ghi nhãn van một chiều được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động như thế nào?
Ghi nhãn van một chiều được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động tại Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6305-6:2013 (ISO 6182-6:2006) cụ thể:
- Các van một chiều phải được ghi nhãn trực tiếp trên thân van với các chữ cái đúc nổi hoặc chìm hoặc trên một tấm nhãn bền lâu bằng kim loại được gắn chặt bằng cơ khí (như kẹp chặt bằng đinh tán hoặc vít). Các nhãn bằng kim loại đúc phải là kim loại màu.
- Các nhãn trên thân đúc phải có các chữ cái và chữ số có chiều cao ít nhất là 9,5 mm.
Chiều cao của nhãn có thể được giảm đi tới 5 mm đối với các van cỡ 50 mm và nhỏ hơn.
Các chữ cái và chữ số trên thân đúc phải được đúc nổi hoặc đúc chìm với chiều cao hoặc chiều sâu ít nhất là 0,75 mm. Các chữ cái trên nhãn bền lâu được khắc bằng ăn mòn hoặc dập phải có chiều cao tối thiểu là 5 mm, sâu 0,1 mm.
Số loạt và năm sản xuất có thể được dập phải có chiều cao tối thiểu là 5 mm, sâu 0,1 mm. Số loạt và năm sản xuất có thể được dập với các chữ cái và chữ số có chiều cao không nhỏ hơn 3 mm.
- Các van một chiều được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động phải được ghi nhãn với các nội dung sau:
+ Tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng;
+ Số hiệu mẫu (model), ký hiệu trên catalog hoặc nhãn tương đương;
+ Tên của van, "van một chiều",
+ Chỉ thị chiều của dòng chảy;
+ Cỡ kích thước danh nghĩa;
+ Áp suất làm việc tính bằng MPa (bar). Nếu các đầu nối vào và/hoặc ra được gia công cơ học cho áp suất làm việc thấp hơn như trong 4.3.2 thì phải ghi nhãn áp suất giới hạn dưới;
+ Số loạt hoặc năm sản xuất. Các van được sản xuất trong ba tháng cuối cùng của năm dương lịch thì có thể ghi nhãn ngày sản xuất là năm tiếp sau; các van được sản xuất trong sáu tháng đầu năm dương lịch có thể ghi nhãn ngày sản xuất là năm trước;
+ Vị trí lắp đặt, nếu bị giới hạn về vị trí thẳng đứng hoặc nằm ngang;
+ Nhà máy chính nếu được chế tạo ở hai hoặc nhiều nhà máy;
+ Tổn thất áp suất, nếu có yêu cầu (xem 4.2).
Cỡ kích thước danh nghĩa của van một chiều được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động là bao nhiêu?
Cỡ kích thước danh nghĩa của van một chiều theo Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6305-6:2013 (ISO 6182-6:2006) cụ thể:
Yêu cầu
4.1. Cỡ kích thước danh nghĩa
Cỡ kích thước danh nghĩa của van một chiều phải là đường kính danh nghĩa của các đầu nối vào và ra, nghĩa là cỡ ống được nối ghép với đầu nối. Các cỡ danh nghĩa là: 25 mm, 32 mm, 40 mm, 50 mm, 65 mm, 80 mm, 100 mm, 125 mm, 150 mm, 200 mm, 250 mm, 300 mm, 350 mm hoặc 400 mm. Đường kính của đường dẫn nước qua vòng tựa của bộ phận bịt kín có thể nhỏ hơn cỡ danh nghĩa.
4.2. Đầu nối
4.2.1. Tất cả các đầu nối phải được thiết kế cho sử dụng ở áp suất làm việc định mức của van.
4.2.2. Các kích thước của tất cả các đầu nối phải tuân theo các yêu cầu áp dụng của các tiêu chuẩn quốc gia. Nếu không có tiêu chuẩn quốc gia, sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
4.3. Áp suất làm việc định mức
4.3.1. Áp suất làm việc định mức không được nhỏ hơn 1,2 MPa (12 bar).
4.3.2. Các đầu nối vào và ra có thể được chế tạo cho áp suất làm việc thấp hơn để thích hợp với thiết bị lắp đặt với điều kiện là van được ghi nhãn với áp suất làm việc thấp hơn.
4.4. Thân và nắp
4.4.1. Thân và nắp van phải được chế tạo bằng vật liệu có độ bền chống ăn mòn tương đương với gang.
4.4.2. Các chi tiết kẹp chặt nắp van phải được chế tạo bằng thép, thép không gỉ, titan hoặc các vật liệu khác có cơ lý tính tương đương.
4.4.3. Nếu các vật liệu phi kim loại (khác với các đệm kín và vòng bít) hoặc kim loại có điểm nóng chảy thấp hơn 800oC tạo thành một phần của thân hoặc nắp van thì cụm van phải được thử phơi trên ngọn lửa như đã qui định trong 6.9. Theo sau thử phơi trên ngọn lửa, bộ phận bịt kín phải mở được một cách tự do và hoàn toàn và van phải chịu được thử nghiệm áp suất thủy tinh như đã qui định trong 6.7.1 mà không có biến dạng dư hoặc hư hỏng.
4.4.4. Không thể lắp ráp được van với nắp ở vị trí chỉ thị không đúng hướng của dòng chảy hoặc ngăn cản sự vận hành đúng của van.
4.4.5. Van có khối lượng lớn hơn 25 kg phải được trang bị nắp tiếp cận, tai móc để nâng hoặc bulông vòng để dễ dàng cho việc sử dụng.
Như vậy, cỡ kích thước danh nghĩa của van một chiều phải là đường kính danh nghĩa của các đầu nối vào và ra, nghĩa là cỡ ống được nối ghép với đầu nối.
Các cỡ danh nghĩa là: 25 mm, 32 mm, 40 mm, 50 mm, 65 mm, 80 mm, 100 mm, 125 mm, 150 mm, 200 mm, 250 mm, 300 mm, 350 mm hoặc 400 mm. Đường kính của đường dẫn nước qua vòng tựa của bộ phận bịt kín có thể nhỏ hơn cỡ danh nghĩa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?