Văn kiện đại hội, báo cáo tham luận có phải là xuất bản phẩm hay không? Cơ quan tổ chức phát hành xuất bản phẩm không nộp lưu chiểu có được không?

Cho tôi hỏi: Văn kiện đại hội, báo cáo tham luận có phải là xuất bản phẩm hay không? Cơ quan tổ chức phát hành xuất bản phẩm không nộp lưu chiểu có được không? Những xuất bản phẩm nào bị nghiêm cấm phát hành? Câu hỏi của anh V đến từ Ninh Thuận.

Văn kiện đại hội, báo cáo tham luận có phải là xuất bản phẩm hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
...

Theo đó, xuất bản phẩm là những tác phẩm, tài liệu về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật do nhà xuất bản hoặc cơ quan tổ chức được cấp giấy phép xuất bản.

Xuất bản phẩm được thể hiện bằng các ngôn ngữ, bằng hình ảnh, âm thanh dưới các hình thức sau đây:

- Sách in;

- Sách chữ nổi;

- Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;

- Các loại lịch;

- Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

Như vậy, đối với các văn kiện đại hội, báo cáo tham luận là những tài liệu của cơ quan, tổ chức không thỏa các điều kiện nêu trên thì không được xem là xuất bản phẩm.

Văn kiện đại hội, báo cáo tham luận có phải là xuất bản phẩm hay không? Cơ quan tổ chức phát hành xuất bản phẩm không nộp lưu chiểu có được không?

Văn kiện đại hội, báo cáo tham luận có phải là xuất bản phẩm hay không? Cơ quan tổ chức phát hành xuất bản phẩm không nộp lưu chiểu có được không? (Hình từ Internet)

Những xuất bản phẩm nào bị nghiêm cấm phát hành?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Xuất bản 2012 về những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản thì pháp luật nghiêm cấm phát hành xuất bản phẩm có các nội dung sau đây:

- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

- Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Cơ quan tổ chức phát hành xuất bản phẩm không nộp lưu chiểu có được không?

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Luật Xuất bản 2012 về những hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản như sau:

Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, hành vi phát hành xuất bản phẩm mà chưa nộp lưu chiểu là một trong những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trong hoạt động xuất bản.

Như vậy, cơ quan tổ chức trước khi phát hành xuất bản phẩm phải thực hiện nộp lưu chiểu.

Xuất bản phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thông tin ghi trên xuất bản phẩm
Pháp luật
05 trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu?
Pháp luật
Có phải thu hồi tác phẩm nghệ thuật sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng thiếu 2 Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện hành?
Pháp luật
Điều kiện nhận in xuất bản phẩm là gì? Hành vi nhận in xuất bản phẩm nhưng bản thảo không được ký duyệt bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài?
Pháp luật
Xuất bản phẩm được xuất bản thông qua cơ quan nào? Nhà nước có ưu đãi tiền thuê đất đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm hay không?
Pháp luật
Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm là phải có mặt bằng sản xuất và thiết bị đúng không?
Pháp luật
Văn kiện đại hội, báo cáo tham luận có phải là xuất bản phẩm hay không? Cơ quan tổ chức phát hành xuất bản phẩm không nộp lưu chiểu có được không?
Pháp luật
Doanh nghiệp xuất bản phẩm thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất bản phẩm
332 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất bản phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất bản phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào