Vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Vận động viên sử dụng doping trong thi đấu có bị đình chỉ tham gia thi đấu không?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Vận động viên sử dụng doping trong thi đấu có bị đình chỉ tham gia thi đấu không? Câu hỏi của anh Q.L đến từ Đà Nẵng.

Vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Doping, hiện nay chưa có khái niệm cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Nhưng theo Uỷ ban Olympic Châu Âu và Ủy ban Olympic Mỹ thì có thể hiểu là doping là một chất làm tăng khả năng thi đấu của bản thân, vì vậy đây được xem là hành vi bị cấm trong thi đấu thể thao.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.

Theo tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/ND-CP, có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định trên thì vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Vận động viên

Vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao thì có bị đình chỉ tham gia thi đấu thể thao không?

Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao thì bị đình chỉ tham dự giải thi đấu thể theo có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, thì còn buộc phải hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối hành vi trên.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 21 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 23 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Theo đó tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...

Đồng thời tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao như sau;

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
...
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền cao nhất là 25.000.000 đồng đối với cá nhân.

Hành vi vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao là 15.000.000 đồng.

Như vậy, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao.

Thi đấu thể thao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tập luyện và thi đấu thể thao trong nhà trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Giải thể thao thành tích cao bao gồm những giải nào? Quyền ban hành điều lệ giải thể thao thành tích cao thuộc về ai?
Pháp luật
Hồ sơ đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao bao gồm những gì? Thủ tục đăng cai thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh dạy bộ môn yoga hiện nay được quy định thế nào? Điều kiện tổ chức tập luyện và thi đấu bộ môn Yoga là gì?
Pháp luật
Vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Vận động viên sử dụng doping trong thi đấu có bị đình chỉ tham gia thi đấu không?
Pháp luật
Thời gian tổ chức hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 – 2024 cấp TPHCM là khi nào? Số môn thi hội khỏe Phù Đổng là bao nhiêu?
Pháp luật
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao cấp tỉnh có tư cách pháp nhân hay không? Lãnh đạo Trung tâm gồm những ai?
Pháp luật
Vận động viên sử dụng phương pháp thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm có bị đình chỉ tham dự giải thi đấu thể thao không?
Pháp luật
Trường năng khiếu mỗi năm phải tổ chức ít nhất bao nhiêu hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh tham gia?
Pháp luật
Tập luyện và thi đấu thể thao mà sử dụng chất kích thích thì bị xử lý như thế nào theo quy định mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi đấu thể thao
1,606 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi đấu thể thao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi đấu thể thao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào