Vận động viên cử tạ phải mặc trang phục như thế nào? Hạng cân dành cho vận động viên cử tạ thì có bao nhiêu hạng cân?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì vận động viên cử tạ phải mặc trang phục như thế nào? Hạng cân dành cho vận động viên cử tạ thì có bao nhiêu hạng cân? Câu hỏi của anh Quang Long (Quảng Ninh).

Vận động viên cử tạ phải mặc trang phục như thế nào?

Căn cứ tại Điều 31 Luật Cử tạ ban hành kèm theo Quyết định 2089/QĐ-UBTDTT năm 2003, có quy định về trang phục như sau:

Trang bị của vận động viên
31.1. Trang phục thi đấu:
31.1.1. Vận động viên phải mặc trang phục thi đấu bằng vải sạch sẽ, và được thiết kế đúng tiêu chuẩn sau:
Trang phục:
- Có thể áo liền quần hoặc 2 mảnh nhưng phải che kín thân thể vận động viên.
- Phải bó sát cơ thể
- Không có cổ áo
- Màu sắc tuỳ ý
- Tay áo không được trùm quá khuỷu tay.
- Quần không được trùm quá đầu gối.
31.1.2. Có thể mặc áo phông phía trong trang phục thi đấu. Tay áo không được trùm quá khuỷu tay. Áo này không có cổ
Có thể mặc quần áo bó sát người/quần soóc VĐV xe đạp trong hoặc ngoài trang phục thi đấu nhưng không được trùm quá gối.
31.1.3. Không được mặc áo phông và quần đùi để thay thế trang phục thi đấu.
31.1.4. Trong cuộc thi, vận động viên mặc trang phục do Liên đoàn cấp hoặc phê chuẩn. Với mục đích này, lễ trao giải cũng được coi là một phần cuộc thi.
31.1.5. Trên tràng phục thi đấu của vận động viên cử tạ, IWF cho phép in hoặc dán nhãn hiệu sản phẩm của nhà tài trợ (biểu trưng, tên nhà tài trợ hoặc cả hai) với kích thước tối đa là 500cm2. Vượt quá kích cỡ đó sẽ bị coi là quảng cáo và sẽ bị xử lý theo quy định có liên quan. Tại thế vận hội Olympic, luật IOC chiếm ưu thế.
31.1.6. Có thể mang tất (vớ) nhưng không được cao đến đầu gối và khồn được băng bó.
31.2. Giầy thi đấu:
31.2.1. Vận động viên phải đi giầy khi thi đấu (gọi là giầy cử tạ) để bảo vệ bàn chân và tạo thế đứng ổn định, vững vàng trên sàn thi.
31.2.2. Giầy thi đấu phải được chế tạo sao cho không tạo lợi thế hoặc hỗ trợ thêm cho vận động viên so với quy định ở Điều 31.2.1.
31.2.3. Được phép dùng dải dây buộc qua mu bàn chân.
31.2.4. Phần gót đế giầy có thể được gia cố thêm.
31.2.5. Chiều cao tối đa cổ giầy đo từ lót giầy là 130mm
31.2.6. Đế giầy không được mở rộng hơn khung giầy 5mm tại bất kỳ điểm nào.
31.2.7. Gót giầy không được chọn.
31.2.8. Giầy có thể làm bằng bất kỳ chất liệu hoặc chất liệu tổng hợp nào.
31.2.9. Không quy định chiều cai tối đa hoặc tối thiểu của đế giầy.
31.2.10. Không quy định hình dạng của giầy
31.3. Đai lưng:
31.3.1. Độ rộng tối đa của đai lưng không vượt quá 120mm
31.3.2. Không được đeo đai lưng bên trong trang phục thi đấu.
31.4. Băng, dây buộc và băng dính:
31.4.1. Băng, dây buộc hoặc băng dính có thể để quấn quanh cổ tay, đầu gối và bàn tay. Dây buộc và băng dính có thể dùng để quấn các ngón tay.
31.4.2. Băng có thể được làm bằng gạc kếp y tế hoặc bằng da. Cho phép sử dụng một miếng băng mềm để bọc gối hoặc thiết bị bọc gối bằng cao su nếu việc di chuyển dễ dàng. Thiết bị bọc gối không được phép gia cố thêm bằng bất kỳ hình thức nào.
31.4.3. Không được quấn băng rộng quá 100mm ở vòng cổ tay.
31.4.4. Không được quấn băng rộng quá 300mm ở đầu gối.
31.4.5. Không giới hạn độ dài của băng.
31.4.6. Cho phép dùng cả băng dính hoặc băng quấn cả lòng bàn tay và mu bàn tay. Băng dính hoặc băng có thể dính vào ở cổ tay chứ không dính vào đòn tạ.
31.4.7. Có thể dùng băng dính quấn các ngón tay nhưng không được trùm kín đầu ngón tay.
31.4.8. Được phép dùng găng tay không ngón để bảo vệ lòng bàn tay, ví dụ găng tay môn thể dục, găng tay xe đạp...Loại găng tay này có thể che kín đốt thứ nhất của ngón tay. Nếu quấn băng dính vào ngón tay thì phải có sự tách biệt rõ ràng giữa băng dính và găng tay.
31.4.9. Không được dùng băng hoặc những vật liệu thay thế để băng những bộ phận:
a. Khuỷu tay.
b. Thân người.
c. Bắp đùi.
d. Cẳng chân.
e. Cánh tay.
Chú ý: Trong trường hợp bị chấn thương, có thể sử dụng băng dính ở cẳng chân.
31.4.10. Chỉ được dùng một loại băng cho tất cả các bộ phận cơ thể.
31.4.11. Phải có một khoảng cách rõ rệt giữa trang phục và băng.

Như vậy, vận động viên cử tạ có thể mặc trang phục được quy định như trên.

Vận động viên cử tạ

Vận động viên cử tạ (Hình từ Internet)

Hạng cân dành cho vận động viên cử tạ thì có bao nhiêu hạng cân?

Căn cứ tại khoản 28.3 Điều 28 Luật Cử tạ ban hành kèm theo Quyết định 2089/QĐ-UBTDTT năm 2003, có quy định như sau:

Chương trình thi đấu
28.3. Hạng cân:
28.3.1. Có 8 hạng cân dành cho nam ở cả hai nhóm trẻ và tuổi thành niên. Tất cả các cuộc thi theo luật IWF phải tổ chức theo các hạng cân sau:
1. 56kg
3. 69kg
2. 62kg
4. 77kg
5. 85kg
6. 94kg
7. 105kg
8. + 105kg
28.3.2. Có 7 hạng cân dành cho nữ. Tất cả các cuộc thi đấu theo luật IWF phải tổ chức theo các hạng cân sau:
1. 48kg
2. 53kg
3. 58kg
4. 63kg
5. 69kg
6. 75kg
7. >75kg
...

Như vậy, theo quy định trên thì có 8 hạng cân dành cho vận động viên cử tạ nam ở hai nhóm trẻ và tuổi thành niên, và 7 hạng cân dành cho vận động viên cử tạ nữ.

Vận động viên cử tạ phải thực hiện bao nhiêu động tác để cử tạ?

Căn cứ tại khoản 28.1 Điều 28 Luật Cử tạ ban hành kèm theo Quyết định 2089/QĐ-UBTDTT năm 2003, có quy định như sau:

Chương trình thi đấu
28.1. Hai động tác cử tạ:
28.1.1. Liên đoàn cử tạ quốc tế công nhận hai động tác cử tạ phải thực hiện như sau:
a. Cử giật.
b. Lên ngực và đẩy (gọi chung là cử đẩy).
28.1.2. Cả hai động tác đều phải thực hiện bằng hai tay.
28.1.3. Mỗi động tác chỉ được thực hiện tối đa 3 lần.

Như vậy, theo quy định trên thì vận động viên cử tạ có 2 động tác cử tạ: cử giật và cử đẩy (lên ngực và đẩy) cả hai động tác đều phải thực hiện bằng hai tay.

Vận động viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vận động viên dưới 12 tuổi đoạt giải có được thưởng hay không?
Pháp luật
Vận động viên đạt huy chương vàng Olympic 2024 được thưởng bao nhiêu tiền? Phá kỷ lục có được thưởng thêm tiền không?
Pháp luật
Vận động viên tham gia thi đấu Olympic Paris sử dụng chất kích thích khi thi đấu có bị pháp luật cấm không?
Pháp luật
Không sơ cứu kịp thời cho vận động viên thể thao thành tích cao có bị xử phạt? Vận động viên thể thao thành tích cao có quyền gì?
Pháp luật
Thế vận hội Olympic lần thứ 33 tổ chức ở đâu? Vận động viên đạt huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic lần thứ 33 sẽ được thưởng bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Vận động viên đánh đập đối thủ khi tham gia thi đấu có bị xử phạt không? Tiêu chuẩn vận động viên đội thể thao quốc gia là gì?
Pháp luật
Vận động viên có được phép sử dụng chất kích thích trong khi tập luyện thể thao hay không? Người bao che cho hành vi này cũng sẽ bị phạt?
Pháp luật
Vận động viên đội tuyển thành phố trực thuộc trung ương chuyển đến nơi tập huấn, thi đấu tại tỉnh khác có được tham gia bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Lương của vận động viên Việt Nam có tăng lên sau khi nhà nước thay đổi mức lương cơ sở hay không?
Pháp luật
Ăn chặn tiền ăn của vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Kiện tướng thể thao là ai? Điều kiện để trở thành kiện tướng thể thao môn bóng đá năm 2023 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận động viên
1,181 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận động viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vận động viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào