Vấn đề trích lục hồ sơ bệnh án bệnh nhân tử vong được quy định như thế nào? Trích lục hồ sơ bệnh án bệnh nhân tử vong trái pháp luật có bị xử phạt?
Thông tin trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tử vong phải được giữ bí mật trong mọi trường hợp không?
Căn cứ theo quy định về tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh tại khoản 2 Điều 10 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.
2. Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
3. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
Theo đó, thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư của bệnh nhân tử vong được giữ bí trừ trường hợp được người nhà bệnh nhân tử vong đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định pháp luật hoặc theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Như vậy, thông tin trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tử vong sẽ được giữ bí mật nhưng không phải trong mọi trường hợp.
Vấn đề trích lục hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tử vong quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào được phép trích lục hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tử vong?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về những trường hợp được phép trích lục hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tử vong như sau:
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư của bệnh nhân tử vong được tiếp cận, cung cấp hồ sơ bệnh án để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sao chép hồ sơ phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước được mượn hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tử vong ghi chép hoặc đề nghị cấp bản sao phục vụ nhiệm vụ được giao khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Người đại diện của bệnh nhân tử vong được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án; được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản.
Trích lục hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tử vong trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi vượt quá khả năng chuyên môn hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề nhưng không báo cáo với người có thẩm quyền hoặc không giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết;
b) Yêu cầu người bệnh thanh toán đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh chưa được niêm yết công khai theo quy định của pháp luật;
c) Làm lộ tình trạng bệnh, thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định;
...
Như vậy, đối với hành vi trích lục hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tử vong trái pháp luật thuộc hành vi làm lộ thông tin hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm thì mức xử phạt gấp đôi mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân. (khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?