Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn đã qua sử dụng mà không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn đã qua sử dụng mà không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn đã qua sử dụng mà không có giấy phép không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn đã qua sử dụng mà không có giấy phép là bao lâu?
Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn đã qua sử dụng mà không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 7 Điều 6 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm e khoản 7 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ như sau:
Vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
b) Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
c) Thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở hạt nhân;
d) Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
đ) Xử lý, lưu giữ, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
...
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 9 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; các Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 14; Khoản 2 Điều 15; Khoản 2 Điều 22; các Điều 24, 25 và 26; Khoản 3 Điều 27 và Khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
...
Theo đó, tổ chức vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn đã qua sử dụng mà không có giấy phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Vật liệu hạt nhân nguồn (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn đã qua sử dụng mà không có giấy phép không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 22 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, tổ chức vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn đã qua sử dụng mà không có giấy phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn đã qua sử dụng mà không có giấy phép là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn đã qua sử dụng mà không có giấy phép là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?