Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực khi nào? Kinh phí xây dựng đến từ các nguồn nào?
- Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực khi nào?
- Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến từ các nguồn nào?
- Quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định thủ tục hành chính thì đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm như thế nào?
Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực khi nào?
Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực khi nào, thì theo quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật phải được xác định rõ ngay tại văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ký văn bản.
2. Đối với văn bản quy phạm pháp luật là quy chuẩn kỹ thuật thì thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trừ trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường thì hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật có thể sớm hơn nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
3. Đối với những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến thỏa thuận và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam là thành viên thì hiệu lực sẽ áp dụng theo điều ước và thỏa thuận quốc tế đó.
Như vậy, theo quy định trên thì thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải được xác định rõ ngay tại văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ký văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực khi nào? Kinh phí xây dựng đến từ các nguồn nào? (Hình từ Internet)
Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến từ các nguồn nào?
Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến từ các nguồn được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
Kinh phí xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Kinh phí xây dựng, soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hợp nhất, pháp điển, dịch văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa; đánh giá tác động chính sách từ các nguồn:
a) Nguồn ngân sách nhà nước;
b) Nguồn viện trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Vụ Pháp chế là đầu mối tổng hợp kinh phí cho hoạt động soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hợp nhất, pháp điển, dịch văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, gửi Vụ Tài chính lập phương án phân bổ và trình Lãnh đạo Bộ quyết định giao dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị để thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến từ các nguồn sau:
- Nguồn ngân sách nhà nước;
- Nguồn viện trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định thủ tục hành chính thì đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm như thế nào?
Quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định thủ tục hành chính thì đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
Kiểm soát thủ tục hành chính trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
…
2. Khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, các đơn vị có trách nhiệm bổ sung trong đề cương về đề nghị xây dựng văn bản, nội dung nêu rõ căn cứ thực tiễn, sự cần thiết, dự kiến số lượng, hình thức, phương thức thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp văn bản được đề nghị xây dựng là văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành thì chỉ thuyết minh cho những nội dung có sửa đổi, bổ sung về thủ tục hành chính.
3. Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
a) Đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính;
b) Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định sau:
Lấy ý kiến Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Lấy ý kiến Vụ Pháp chế đối với các thủ tục hành chính tại các dự thảo thông tư, thông tư liên tịch.
…
Như vậy, theo quy định trên thì quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định thủ tục hành chính thì đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm sau:
- Đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính;
- Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định sau:
+ Lấy ý kiến Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Lấy ý kiến Vụ Pháp chế đối với các thủ tục hành chính tại các dự thảo thông tư, thông tư liên tịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?