Văn bản đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế trong hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế phải đảm bảo những nội dung nào?
- Văn bản đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế trong hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế phải đảm bảo những nội dung nào?
- Sau khi nhận được hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh nhà nước thì việc tổ chức lấy ý kiến phải trả lời trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Trường hợp cần ủy quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm cấp giấy ủy quyền?
Văn bản đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế trong hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế phải đảm bảo những nội dung nào?
Căn cứ Điều 27 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế như sau:
Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế
Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 22 của Luật này bao gồm:
1. Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
b) Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;
c) Đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác;
đ) Việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này;
e) Tính khả thi, hiệu quả của thỏa thuận quốc tế;
2. Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
Theo đó, văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
- Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;
- Đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác;
- Việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020;
- Tính khả thi, hiệu quả của thỏa thuận quốc tế.
Văn bản đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế trong hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế phải đảm bảo những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Sau khi nhận được hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh nhà nước thì việc tổ chức lấy ý kiến phải trả lời trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 9 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ như sau:
Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 27 của Luật này.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
4. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế. Trên cơ sở quyết định bằng văn bản của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết
Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh nhà nước.
Trường hợp cần ủy quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm cấp giấy ủy quyền?
Căn cứ Điều 10 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về việc cấp Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước như sau:
Cấp Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cấp Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ trên cơ sở văn bản đồng ý của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, trừ trường hợp thỏa thuận quốc tế do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký.
Từ quy định trên, trường hợp Thủ tướng Chính phủ cần ủy quyền cho người khác thực hiện ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước thì việc cấp giấy ủy quyền sẽ do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?