Văn bản chuẩn bị nguồn lao động gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước được thực hiện theo mẫu nào?
- Văn bản chuẩn bị nguồn lao động gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước được thực hiện theo mẫu nào?
- Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động có cần phương án chuẩn bị nguồn lao động?
- Công tác chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được thực hiện theo những phương thức nào?
Văn bản chuẩn bị nguồn lao động gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước được thực hiện theo mẫu nào?
Văn bản chuẩn bị nguồn lao động gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước (Hình từ Internet)
Theo đó, văn bản chuẩn bị nguồn lao động gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước được thực hiện theo mẫu số 01 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
TẢI VỀ Mẫu văn bản chuẩn bị nguồn lao động gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động có cần phương án chuẩn bị nguồn lao động?
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Chuẩn bị nguồn lao động
...
2. Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động bao gồm:
...
c) Phương án chuẩn bị nguồn lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động, thời gian và phương thức chuẩn bị nguồn lao động;
...
Theo đó, phương án chuẩn bị nguồn lao động là một trong những thành phần không thể thiếu trong hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động bao gồm:
...
4. Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung sau:
a) Số lượng lao động dự kiến (tối đa bằng số lượng nêu tại điểm a khoản 2 Điều này); ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ của người lao động;
b) Phương thức chuẩn bị nguồn:
b1) Sơ tuyển (nếu có): Thời gian bắt đầu sơ tuyển, địa điểm sơ tuyển;
b2) Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết);
b3) Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).
...
Theo đó, phương án chuẩn bị nguồn lao động gồm có những nội dung sau đây:
- Số lượng lao động dự kiến (tối đa bằng số lượng nêu tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH); ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ của người lao động;
- Phương thức chuẩn bị nguồn:
+ Sơ tuyển (nếu có): Thời gian bắt đầu sơ tuyển, địa điểm sơ tuyển;
+ Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết);
+ Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).
Công tác chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được thực hiện theo những phương thức nào?
Việc chuẩn bị nguồn lao động được quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Chuẩn bị nguồn lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động khi có yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc theo thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
2. Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động bao gồm:
a) Văn bản về việc chuẩn bị nguồn lao động;
b) Bản sao văn bản đề nghị hoặc thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực; đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam thì gửi kèm tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài;
c) Phương án chuẩn bị nguồn lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động, thời gian và phương thức chuẩn bị nguồn lao động;
d) Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ, thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ có hoạt động chuẩn bị nguồn lao động và cập nhật trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như sau:
a) Tổ chức sơ tuyển người lao động;
b) Trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết và chỉ được thu phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp thực hiện chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động theo những phương thức sau:
- Tổ chức sơ tuyển người lao động;
- Trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết và chỉ được thu phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?