Vải địa kỹ thuật là gì? Phương pháp xác định lực kéo giật và độ giãn dài của vải địa kỹ thuật được tiến hành như thế nào?
Vải địa kỹ thuật là gì?
Vải địa kỹ thuật được giải thích tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8871-1:2011 như sau:
Vải địa kỹ thuật viết tắt là "vải ĐKT", là loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt hoặc dạng phức hợp có chức năng gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải ĐKT được sử dụng cùng với các loại vật liệu khác như: đất, đá, bê tông... trong xây dựng công trình;
Theo đó, vải địa kỹ thuật là loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt hoặc dạng phức hợp có chức năng gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải địa kỹ thuật được sử dụng cùng với các loại vật liệu khác như: đất, đá, bê tông... trong xây dựng công trình.
Lưu ý: Vải địa kỹ thuật viết tắt là "vải ĐKT"
Vải địa kỹ thuật (Hình từ Internet)
Muốn tiến hành phương pháp xác định lực kéo giật và độ giãn dài của vải địa kỹ thuật phải chuẩn bị những thiết bị, dụng cụ nào?
Muốn tiến hành phương pháp xác định lực kéo giật và độ giãn dài của vải địa kỹ thuật phải chuẩn bị những thiết bị, dụng cụ được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8871-1:2011 như sau:
Thiết bị, dụng cụ
7.1. Thiết bị kéo
- Tốc độ của thiết bị phải điều chỉnh được ở tốc độ (300 ± 10) mm/min, phải ghi được giá trị lực kéo và giãn dài tương ứng để vẽ được đường quan hệ giữa lực kéo và độ giãn dài.
- Lực kéo của thiết bị phụ thuộc vào loại vải ĐKT, nhưng phải có thang đo lực không nhỏ hơn 20 kN, dải đo 1 N, độ chính xác ± 1 N.
CHÚ THÍCH: Lực chịu kéo giật của các loại vải ĐKT rất khác nhau. Để đảm bảo xác định chính xác lực kéo giật của vải ĐKT phải lựa chọn bộ phận đo lực của máy thí nghiệm kéo cho phù hợp nhưng không lớn hơn 100 kN.
- Thiết bị đo giãn dài phụ thuộc vào loại vải ĐKT, nhưng phải có thang đo không nhỏ hơn 300 mm, dải đo 1 mm, độ chính xác dải đo ± 0,1 mm.
7.2. Ngàm kẹp
Ngàm kẹp dạng phẳng có đủ lực để giữ mẫu không bị tuột gồm hai má kẹp: Má kẹp thứ nhất có chiều rộng là 100 mm, chiều cao là 50,8 mm và chiều dày không nhỏ hơn 25,4 mm, má kẹp thứ hai có chiều rộng là 25,4 mm, chiều cao là 50,8 mm và chiều dày không nhỏ hơn 25,4 mm. Một trong hai ngàm kẹp phải có khớp xoay cho phép hàm kẹp có thể xoay quanh mặt phẳng tạo bởi hướng của lực tác dụng và hướng vuông góc với hướng của lực tác dụng.
7.3. Dụng cụ đo kích thước của mẫu thử
Dụng cụ đo kích thước của mẫu thử có thể sử dụng các dưỡng mẫu có kích thước chuẩn hoặc thước đo có độ chính xác 0,1 mm.
7.4. Thiết bị làm ẩm
Bể ngâm mẫu hoặc thiết bị phun tạo nước nhỏ giọt.
Như vậy, muốn tiến hành phương pháp xác định lực kéo giật và độ giãn dài của vải địa kỹ thuật phải chuẩn bị những thiết bị, dụng cụ sau đây:
(1) Thiết bị kéo
- Tốc độ của thiết bị phải điều chỉnh được ở tốc độ (300 ± 10) mm/min, phải ghi được giá trị lực kéo và giãn dài tương ứng để vẽ được đường quan hệ giữa lực kéo và độ giãn dài.
- Lực kéo của thiết bị phụ thuộc vào loại vải ĐKT, nhưng phải có thang đo lực không nhỏ hơn 20 kN, dải đo 1 N, độ chính xác ± 1 N.
CHÚ THÍCH: Lực chịu kéo giật của các loại vải ĐKT rất khác nhau. Để đảm bảo xác định chính xác lực kéo giật của vải ĐKT phải lựa chọn bộ phận đo lực của máy thí nghiệm kéo cho phù hợp nhưng không lớn hơn 100 kN.
- Thiết bị đo giãn dài phụ thuộc vào loại vải ĐKT, nhưng phải có thang đo không nhỏ hơn 300 mm, dải đo 1 mm, độ chính xác dải đo ± 0,1 mm.
(2) Ngàm kẹp
Ngàm kẹp dạng phẳng có đủ lực để giữ mẫu không bị tuột gồm hai má kẹp: Má kẹp thứ nhất có chiều rộng là 100 mm, chiều cao là 50,8 mm và chiều dày không nhỏ hơn 25,4 mm, má kẹp thứ hai có chiều rộng là 25,4 mm, chiều cao là 50,8 mm và chiều dày không nhỏ hơn 25,4 mm.
Một trong hai ngàm kẹp phải có khớp xoay cho phép hàm kẹp có thể xoay quanh mặt phẳng tạo bởi hướng của lực tác dụng và hướng vuông góc với hướng của lực tác dụng.
(3) Dụng cụ đo kích thước của mẫu thử
Dụng cụ đo kích thước của mẫu thử có thể sử dụng các dưỡng mẫu có kích thước chuẩn hoặc thước đo có độ chính xác 0,1 mm.
(4) Thiết bị làm ẩm
Bể ngâm mẫu hoặc thiết bị phun tạo nước nhỏ giọt.
Phương pháp xác định lực kéo giật và độ giãn dài của vải địa kỹ thuật được tiến hành như thế nào?
Phương pháp xác định lực kéo giật và độ giãn dài của vải địa kỹ thuật được tiến hành theo Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8871-1:2011 như sau:
Cách tiến hành
8.1. Vận hành thiết bị kéo
- Điều chỉnh khoảng cách giữa hai ngàm kẹp là (75 ± 3) mm.
- Đặt tốc độ khi kéo là (300 ± 10) mm/min.
- Chọn thang lực đo của thiết bị nằm trong khoảng từ 30% đến 90% lực kéo đứt mẫu thử.
CHÚ THÍCH: Đối với mỗi loại vải ĐKT có lực kéo giật khác nhau. Để thu được kết quả đo chính xác, tùy theo lực kéo giật của mẫu thử cần lựa chọn loại thiết bị đó có thang lực kéo phù hợp.
- Đặt chế độ làm việc các thiết bị ghi số liệu thử nghiệm.
8.2. Cách lắp mẫu thử vào ngàm kẹp
Đưa mẫu lần lượt vào từng ngàm kẹp sao cho khoảng cách giữa hai ngàm kẹp là (75 ± 3) mm đã được kẻ trước lên mặt mẫu làm cữ theo chiều rộng và chính giữa của từng ngàm kẹp (vị trí của đường kẻ ở tim dọc theo chiều dài mẫu trùng với đường ở tim của mỗi ngàm kẹp).
8.3. Tiến hành thử
- Kiểm tra thứ tự từ 8.1 đến 8.2 và cho thiết bị kéo chạy cho tới khi mẫu đứt hoàn toàn.
- Lưu các số liệu thu được trong suốt quá trình thử nghiệm.
- Tiếp tục lặp lại tuần tự các bước trên cho tới khi thử nghiệm hết số lượng mẫu thử.
Theo đó, phương pháp xác định lực kéo giật và độ giãn dài của vải địa kỹ thuật được tiến hành như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?