Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hiện nay đang có mức lương bao nhiêu? Uỷ viên do Quốc hội bầu từ đâu?
Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hiện nay đang có mức lương bao nhiêu?
Theo Mục II Bảng lương chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13) có quy định hệ số lương như sau:
Theo quy định nêu trên thì Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có 2 bậc hệ số lương là 9,80 và 10,40.
Tuy nhiên, theo quy định mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành.
Như vậy, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hiện nay đang có mức lương như sau:
- Trước ngày 01/7/2023 mức lương của Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là 14.602.000 đồng và 15.496.000 đồng
- Từ ngày 01/7/2023 trở về sau mức lương của Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là 17.640.000 đồng và 18.720.000 đồng.
Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội bầu từ đâu?
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
...
Theo quy định thì Quốc hội bầu Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hiện nay đang có mức lương bao nhiêu? Uỷ viên do Quốc hội bầu từ đâu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đối với chức danh Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được quy định như thế nào?
Theo quy định để trở thành Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung được quy định tại Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
- Về chính trị, tư tưởng quy định tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về đạo đức, lối sống quy định tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về trình độ quy định tại tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về năng lực và uy tín được quy định tại tiết 1.4 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về tiêu chuẩn sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm được quy định tại tiết 1.5 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020.
(2) Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh cụ thể quy định tại tiết 2.14 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
I- KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
...
2.14. Chức danh khối cơ quan Quốc hội
a) Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Trưởng Ban Dân nguyện
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, nhất là trong lĩnh vực phụ trách. Có năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước để tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được phân công và giám sát thực hiện có hiệu quả. Có khả năng tư duy chiến lược, dự báo và định hướng sự phát triển của đất nước; năng lực tham gia tổng kết lý luận, thực tiễn; năng lực tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật. Có ý thức và năng lực đoàn kết, lãnh đạo, điều hành và tổ chức hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và cơ quan thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội. Có năng lực phối hợp với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong thực hiện các chức năng, quyền hạn của cơ quan Quốc hội. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phó các uỷ ban, hội đồng của Quốc hội hoặc cấp thứ trưởng, phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Đối với chức danh Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ tư lệnh hoặc chính uỷ quân khu và tương đương trở lên.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?