Ủy viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông cần có tiêu chuẩn gì và có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông?
- Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông do ai thành lập và có nhiệm vụ gì theo quy định?
- Ủy viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông cần có tiêu chuẩn gì?
- Uỷ viên Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông?
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông do ai thành lập và có nhiệm vụ gì theo quy định?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định về hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
1. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (sau đây gọi chung là Hội đồng) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
2. Mỗi môn học của một cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng, số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 (mười lăm) người, trong đó có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng:
a) Lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại Thông tư này và các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
b) Đề xuất danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quá trình thực hiện nhiệm vụ và việc tiếp thu ý kiến đề xuất lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
Nhiệm vụ của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
- Lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại Thông tư này và các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
- Đề xuất danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quá trình thực hiện nhiệm vụ và việc tiếp thu ý kiến đề xuất lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông.
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông (Hình từ Internet)
Ủy viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông cần có tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định về cơ cấu và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng như sau:
Cơ cấu và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo).
2. Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
3. Thư ký Hội đồng là chuyên viên phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Giáo dục và Đào tạo) hoặc lãnh đạo cơ sở giáo dục phổ thông theo cấp học.
4. Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo, chuyên viên phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thuộc các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh. Đối với Ủy viên là giáo viên phải có ít nhất 05 (năm) năm giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
5. Người đã tham gia biên soạn, chỉ đạo biên soạn, thẩm định, xuất bản, in sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt không được tham gia Hội đồng.
Theo đó, Ủy viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông là lãnh đạo, chuyên viên phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thuộc các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh.
Đối với Ủy viên là giáo viên phải có ít nhất 05 (năm) năm giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
Uỷ viên Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn các thành viên Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn các thành viên Hội đồng
...
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
a) Nghiên cứu tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, các sách giáo khoa và tài liệu liên quan do Hội đồng cung cấp; tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng;
b) Có văn bản nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa; có ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến, nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa;
c) Trường hợp không thể tham gia họp Hội đồng phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng, gửi văn bản nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa cho Chủ tịch Hội đồng trước thời điểm tổ chức cuộc họp; ý kiến bằng văn bản về việc lựa chọn sách giáo khoa của Ủy viên Hội đồng vắng mặt được tính vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa trong lần bỏ phiếu thứ nhất của Hội đồng;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Theo đó, Ủy viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?