Ủy quyền người khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được không?
- Trong hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân thì tài liệu chứng minh những đóng góp đối với việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề bao gồm những gì?
- Ủy quyền người khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được không?
- Cơ quan nào thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân?
Trong hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân thì tài liệu chứng minh những đóng góp đối với việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề bao gồm những gì?
Trong hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" thì tài liệu chứng minh những đóng góp đối với việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề được quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2014/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân bao gồm:
a) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” theo Mẫu số 1 và Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” theo Mẫu số 2 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Có một trong các tài liệu chứng minh những đóng góp đối với việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề: Băng hoặc đĩa hình hoặc ảnh mô tả các kỹ năng, kỹ xảo đang nắm giữ hoặc bản chứng thực trong trường hợp cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện, bản photocopy (có bản gốc để đối chiếu) trong trường hợp cá nhân nộp trực tiếp giấy chứng nhận, quyết định tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Giải thưởng, Bằng khen hoặc các tài liệu khác liên quan.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" thì tài liệu chứng minh những đóng góp đối với việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề bao gồm một trong các tài liệu sau:
- Băng hoặc đĩa hình hoặc ảnh mô tả các kỹ năng, kỹ xảo đang nắm giữ hoặc bản chứng thực trong trường hợp cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện, bản photocopy (có bản gốc để đối chiếu) trong trường hợp cá nhân nộp trực tiếp giấy chứng nhận, quyết định tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Giải thưởng, Bằng khen hoặc các tài liệu khác liên quan.
Ủy quyền người khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được không? (Hình từ internet)
Ủy quyền người khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được không?
Cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" có được ủy quyền cho người khác lập và gửi hồ sơ đến Sở Công thương được quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2014/NĐ-CP như sau:
Nộp và tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Cá nhân đề nghị xét tặng tự mình hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho cá nhân khác lập hồ sơ và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến Sở Công Thương nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú trong thời gian quy định tại Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” có trách nhiệm kiểm tra về tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ theo quy định và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu trong hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân lập hồ sơ hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" được ủy quyền cho người khác lập và gửi hồ sơ đến Sở Công thương.
Cơ quan nào thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân?
Cơ quan thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” được quy định tại Điều 13 Nghị định 123/2014/NĐ-CP như sau:
Quy trình, thủ tục xét tặng ở Hội đồng cấp tỉnh
1. Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh có nhiệm vụ giúp Hội đồng thực hiện các công việc sau:
a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”;
b) Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú hoặc hội nghề nghiệp nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang hoạt động để đưa vào hồ sơ đề nghị xét tặng theo Mẫu số 3 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Thông báo danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đăng tải danh sách, bản khai thành tích của các cá nhân đề nghị xét tặng trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 15 ngày làm việc;
d) Gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên của Hội đồng cấp tỉnh và tổ chức cuộc họp của Hội đồng để xét chọn.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” là cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản tổng kết chi bộ thôn cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Kịch bản chương trình Hội nghị tổng kết chi bộ thôn?
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?