Ủy ban quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do ai thành lập? Ủy ban có chức năng và nhiệm vụ gì?
Ủy ban quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do ai thành lập?
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự Điều 17 Thông tư 34/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự
1. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải thành lập Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự để giúp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Một Ủy ban phải có tối thiểu ba thành viên, gồm Trưởng ban là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và các thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định nội bộ và Điều lệ của ngân hàng thương mại. Một thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên chỉ được là Trưởng ban của một Ủy ban. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Ủy ban quản lý rủi ro phải có tối thiểu một thành viên là thành viên độc lập của Hội đồng quản trị.
Như vậy, Ủy ban quản lý rủi ro do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng thương mại thành lập. Theo đó, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng thương mại bắt buộc phải thành lập Ủy ban quản lý rủi ro để giúp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Lưu ý: Một Ủy ban quản lý rủi ro phải có tối thiểu ba thành viên, gồm Trưởng ban là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và các thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Ủy ban quản lý rủi ro phải có tối thiểu một thành viên là thành viên độc lập của Hội đồng quản trị.
Ủy ban quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do ai thành lập? (hình từ internet)
Ủy ban quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có chức năng và nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 18 Thông tư 34/2024/TT-NHNN thì Ủy ban quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có chức năng và nhiệm vụ sau đây:
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc ban hành các quy định nội bộ thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng;
- Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn;
- Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro hiện hành của ngân hàng để đưa các khuyến nghị, đề xuất đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về những yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động;
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua quyết định đầu tư, các hợp đồng, giao dịch có liên quan; quyết định chính, sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng thương mại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên giao;
Ngân hàng thương mại có bắt buộc quy định nội bộ về quản lý rủi ro không?
Căn cứ theo Điều 101 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Quy định nội bộ
1. Căn cứ vào quy định của Luật này, quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng phải xây dựng và ban hành quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ bằng phương tiện điện tử, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
2. Tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về các nội dung sau đây:
a) Cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng;
b) Phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;
c) Đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
d) Quản lý thanh khoản, trong đó có thủ tục và giới hạn quản lý thanh khoản;
đ) Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng;
e) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
g) Quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
h) Phòng, chống rửa tiền;
i) Phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
3. Tổ chức tín dụng phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành.
Như vậy, ngân hàng thương mại bắt buộc phải quy định nội bộ về quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?