Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn không?
- Ủy ban nhân dân xã có thể kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn không?
- Việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể tiến hành đột xuất hay không?
- Kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo các nội dung nào?
Ủy ban nhân dân xã có thể kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT (sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 1348/QĐ-BYT 2016) quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm như sau:
Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra
1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:
a) Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
b) Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.
...
Theo đó, Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn xã.
Ủy ban nhân dân xã có thể kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn không? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể tiến hành đột xuất hay không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định về kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm như sau:
Kiểm tra đột xuất
1. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Khi có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm; các đợt kiểm tra cao điểm và yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên;
b) Khi có cảnh báo của tổ chức trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm;
c) Theo phản ảnh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến an toàn thực phẩm.
2. Cơ quan kiểm tra không phải thông báo trước việc kiểm tra cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
Theo quy định thì chỉ có thể tiến hành kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong các trường hợp sau:
- Khi có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm; các đợt kiểm tra cao điểm và yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên;
- Khi có cảnh báo của tổ chức trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm;
- Theo phản ảnh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến an toàn thực phẩm.
Khi thực hiện kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thì không cần phải thông bảo trước.
Kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo các nội dung nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định về nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
a) Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tương đương;
b) Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
c) Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;
d) Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm:
đ) Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;
e) Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);
g) Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);
h) Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố:
a) Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc diện cấp giấy), Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan;
c) Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.
Từ quy định trên thì khi kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc diện cấp giấy), Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan;
- Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?