Ủy ban nhân dân chậm lập danh sách tham gia cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân thì có bị xử phạt không?
Bảo hiểm y tế là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 ... như sau:
“1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện."
Có bắt buộc cấp thẻ bảo hiểm y tế phải có danh sách tham gia không?
Có bắt buộc cấp thẻ bảo hiểm y tế phải có danh sách tham gia không?
Căn cứ khoản 11 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau:
- Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
+ Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu;
+ Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này do người sử dụng lao động lập.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, 1 và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định tại các điểm n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này do các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề lập.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý quy định tại các điểm a khoản 1, điểm a và điểm n khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này và danh sách của các đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 12 của Luật này do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an lập.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.
- Tổ chức bảo hiểm y tế ban hành mẫu hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.
Như vậy, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân sẽ căn cứ vào danh sách tham gia để tổ chức bảo hiểm y tế chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Ủy ban nhân dân chậm lập danh sách tham gia cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân thì có bị xử phạt không?
Như trên đã đề cập thì phải lập danh sách tham gia cấp thẻ bảo hiểm y tế, do đó, Ủy ban nhân dân chậm lập danh sách thì sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 83 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm về lập, chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 83. Vi phạm quy định về lập, chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý chậm hơn thời gian quy định nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;
b) Lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý không đủ số người theo quy định nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý chậm hơn thời gian quy định làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp chậm dưới 10 ngày làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp chậm từ 10 ngày làm việc trở lên theo quy định của pháp luật.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật."
Trên đậy là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 5 Điều 4 Nghị định này).
Theo đó, theo quy định trên thì đối với trường hợp chậm lập danh sách và chuyển hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Trường hợp chậm lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và chậm dưới 10 ngày làm việc thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng hoặc chậm từ 10 ngày làm việc trở lên sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Như vậy, Ủy ban nhân dân chậm làm danh sách tham gia cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Trường hợp chậm lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và chậm dưới 10 ngày làm việc thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng hoặc chậm từ 10 ngày làm việc trở lên sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?