Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho BQL khu công nghiệp thực hiện công việc nào liên quan đến quản lý nhà nước về lao động tại khu?
- Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho BQL khu công nghiệp thực hiện công việc nào liên quan đến quản lý nhà nước về lao động tại khu?
- Văn bản ủy quyền thực hiện công việc nào liên quan đến quản lý nhà nước về lao động được lập thành mấy bản?
- Có thể chấm dứt việc ủy quyền thực hiện công việc nào liên quan đến quản lý nhà nước về lao động trước thời hạn không?
Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho BQL khu công nghiệp thực hiện công việc nào liên quan đến quản lý nhà nước về lao động tại khu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nội dung ủy quyền
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện công việc sau:
a) Nhận thông báo về việc cho thôi việc nhiều người lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
b) Nhận báo cáo về việc cho thuê lại lao động (số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động) của doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong khu công nghiệp.
c) Nhận báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hàng năm của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
d) Tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
đ) Đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
e) Tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được, tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện công việc sau:
a) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dưới 90 ngày.
b) Tiếp nhận khai trình việc sử dụng lao động, báo cáo tình hình thay đổi về lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
c) Nhận thông báo về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
đ) Xác nhận người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
e) Nhận thông báo của doanh nghiệp trong khu công nghiệp việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện việc tiếp nhận hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Chiếu theo quy định này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho BQL khu công nghiệp thực hiện công việc liên quan đến quản lý nhà nước về lao động sau:
- Tiếp nhận hệ thống thang lương, bảng lương của lao động thuộc các doanh nghiệp trong khu;
- Định mức lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho BQL khu công nghiệp thực hiện công việc nào liên quan đến quản lý nhà nước về lao động tại khu? (hình từ Internet)
Văn bản ủy quyền thực hiện công việc nào liên quan đến quản lý nhà nước về lao động được lập thành mấy bản?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH quy định về hình thức và thời hạn ủy quyền liên quan đến quản lý nhà nước về lao động như sau:
Hình thức, thời hạn ủy quyền
1. Ủy quyền phải được lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập thành 03 (ba) bản theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, mỗi bên giữ 01 (một) bản, 01 (một) bản gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Pháp chế).
2. Ủy quyền phải xác định thời hạn và được ghi cụ thể trong văn bản ủy quyền.
Theo đó, văn bản ủy quyền thực hiện công việc nào liên quan đến quản lý nhà nước về lao động được lập thành 03 (ba) bản theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, mỗi bên giữ 01 (một) bản, 01 (một) bản gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Pháp chế).
Có thể chấm dứt việc ủy quyền thực hiện công việc nào liên quan đến quản lý nhà nước về lao động trước thời hạn không?
Tại Điều 6 Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH quy định về việc chấm dứt ủy quyền trước hạn như sau:
Chấm dứt ủy quyền trước thời hạn
Cơ quan ủy quyền có quyền chấm dứt ủy quyền trước thời hạn khi xét thấy cơ quan được ủy quyền thực hiện không đúng nội dung đã được ủy quyền.
Việc chấm dứt ủy quyền trước thời hạn phải được thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do, gửi cho cơ quan được ủy quyền và các cơ quan có liên quan.
Như vậy, khi xét thấy cơ quan được ủy quyền thực hiện không đúng nội dung đã được ủy quyền thì cơ quan ủy quyền có quyền chấm dứt ủy quyền trước thời hạn.
Lưu ý: Việc chấm dứt ủy quyền trước thời hạn phải được thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do, gửi cho cơ quan được ủy quyền và các cơ quan có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?