Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không?
Công đoàn cơ sở có bao nhiêu đoàn viên thì được bầu ủy ban kiểm tra?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 21.2 Mục 21 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:
Ủy ban kiểm tra công đoàn theo Điều 29
21.1. Công đoàn cơ sở có từ 30 đoàn viên trở lên được bầu ủy ban kiểm tra để giúp việc cho ban chấp hành về công tác kiểm tra, giám sát.
21.2. Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định theo quy định sau:
a. Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở không quá 07 ủy viên (công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận không có ủy ban kiểm tra).
b. Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 09 ủy viên.
...
Như vậy, công đoàn cơ sở có trên 30 đoàn viên thì được bầu ủy ban kiểm tra để giúp việc cho ban chấp hành về công tác kiểm tra, giám sát.
Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không? (Hình từ Internet)
Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không?
Căn cứ vào Điều 31 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Quyền của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
1. Ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn, quy định của Đảng, Nhà nước.
2. Ủy ban kiểm tra công đoàn được xem xét, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn.
3. Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn được học tập, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát công đoàn; được mời dự các hội nghị của ban chấp hành và đại hội, hội nghị công đoàn cùng cấp.
4. Báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra, giám sát công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của ủy ban kiểm tra công đoàn trong các hội nghị thường kỳ của ban chấp hành công đoàn.
5. Yêu cầu tổ chức công đoàn và người chịu trách nhiệm của tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn được kiểm tra, giám sát có trách nhiệm báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra, giám sát và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát.
6. Báo cáo kết luận kiểm tra, giám sát và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của ủy ban kiểm tra công đoàn không được cơ quan thường trực ban chấp hành công đoàn cùng cấp giải quyết, thì ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp và báo cáo lên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.
7. Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Lưu ý: Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp là gì?
Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp được quy định tại Điều 30 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
(1) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
(2) Kiểm tra, giám sát và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.
(3) Kiểm tra, giám sát việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
(4) Giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.
(5) Tham mưu, xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm theo quy định.
(6) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật.
(7) Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn đối với ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp lắp đặt không đúng quy định hệ thống thùng thư công cộng tại khu đô thị bị xử phạt bao nhiêu?
- Bán kết và chung kết Miss Universe năm nay diễn ra ở đâu? Đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Hoàn vũ tại nước ngoài phải thực hiện thủ tục gì?
- Hợp đồng tương tự có bắt buộc phải ký kết với cơ quan nhà nước được không? Hợp đồng tương tự không đáp ứng thì xử lý thế nào?
- Trường hợp kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì xử lý thế nào?
- Mẫu quyết định đổi lại thẻ đảng viên bị hỏng hiện nay là mẫu nào? Thủ tục đổi lại thẻ đảng viên bị hỏng như thế nào?