Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có tất cả bao nhiêu Ban? Chức danh Trưởng ban do ai bổ nhiệm?
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có tất cả bao nhiêu Ban?
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia được quy định tại Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg, cụ thể:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban bao gồm các đơn vị sau đây:
1. Văn phòng;
2. Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát;
3. Ban Giám sát tổng hợp;
4. Ban Giám sát các tập đoàn tài chính;
5. Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia.
Các đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này thực hiện chức năng tham mưu giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban; Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ủy ban do Chủ tịch Ủy ban quy định.
Các đơn vị nêu tại Điều này có các phòng trực thuộc. Chủ tịch Ủy ban quyết định số lượng và việc thành lập, giải thể các phòng trực thuộc.
Theo quy định trên thì Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có tất cả 03 Ban, gồm:
- Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát;
- Ban Giám sát tổng hợp;
- Ban Giám sát các tập đoàn tài chính.
Chức danh Trưởng ban Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia do ai bổ nhiệm?
Chức danh Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia bổ nhiệm theo quy định tại Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg, cụ thể:
Điều 10. Văn phòng có Chánh Văn phòng và một số Phó Chánh Văn phòng; các Ban có Trưởng ban và một số Phó Trưởng ban; Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia có Giám đốc và một số Phó Giám đốc; các chức danh này do Chủ tịch Ủy ban bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có tất cả bao nhiêu Ban? Chức danh Trưởng ban do ai bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Chức danh Trưởng ban Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ nào?
Căn cứ bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia tại Mục III Phần A Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, chức danh Trưởng ban Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Mảng công việc | Công việc cụ thể |
Chủ trì lập kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ trong Ban. | 1. Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của Ban theo quy định của Ủy ban. 2. Phân công công việc cho từng công chức; cấp phó giúp việc quản lý. 3. Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của công chức. |
Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc của Ban. | 1. Kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác. 2. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng công chức. 3. Chủ trì hoặc phối hợp với các Ban, đơn vị, trong Ủy ban và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban. 4. Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách. |
Quản lý công chức. | 1. Định kỳ phân công, bố trí lại công việc trong vị trí việc làm đối với công chức trong Ban. 2. Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá công chức theo phân cấp. 3. Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của Ban; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế; báo cáo Lãnh đạo Ủy ban để xin ý kiến chỉ đạo. 4. Tổ chức thực hiện các quy định, chế độ chính sách, quy chế làm việc, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa hiệu quả. |
Quản lý hoạt động chung | 1. Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Ban. 2. Xử lý và quản lý văn bản đến. 3. Ký trình Lãnh đạo Ủy ban về các văn bản do Ban dự thảo. 4. Thừa ủy quyền hoặc thừa lệnh ký các văn bản theo quy chế làm việc của Ủy ban. 5. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Ban với Chủ tịch Ủy ban và Thứ trưởng phụ trách. 6. Chỉ đạo xây dựng báo cáo và sơ, tổng kết công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định. 7. Đại diện cho Ban về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc. |
Quản lý tài sản | Chịu trách nhiệm về công tác tham mưu, tổ chức quản lý tài sản của Ban theo ủy quyền và theo quy định. |
Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị | 1. Tham dự họp cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của Ủy ban, Ban. 2. Chủ trì họp giao Ủy ban, triển khai nhiệm vụ của Ban. 3. Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo phân công của lãnh đạo Ủy ban. |
Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Lãnh đạo Ủy ban và theo quy chế làm việc. | |
Đảm nhiệm công việc của 1 vị trí việc làm chuyên môn tương ứng ngạch công chức cao nhất trong Ban. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?