Ủy ban Dân tộc khi tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức thuộc nhóm 3 có cần phối hợp với cơ quan nào hay không?
- Ủy ban Dân tộc có những trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ công chức?
- Ủy ban Dân tộc khi tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức thuộc nhóm 3 có cần phối hợp với cơ quan nào hay không?
- Trong việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ công chức nhóm 3 thì cơ quan nào phải phối hợp với Ủy ban dân tộc để tổ chức thực hiện?
Ủy ban Dân tộc có những trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ công chức?
Căn cứ khoản 1 Mục V Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy đinh về trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc như sau:
- Là cơ quan thường trực của Đề án, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc xác định cụ thể các nhóm đối tượng thực hiện bồi dưỡng.
- Chỉ đạo Học viện Dân tộc thực hiện việc biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số theo nội dung Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể kết quả bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số là một trong các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả của Đề án; tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Lập kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai các nội dung Đề án theo thẩm quyền.
Ủy ban Dân tộc khi tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức thuộc nhóm 3 có cần phối hợp với cơ quan nào hay không?
Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Mục III Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy định về việc biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ công chức như sau:
Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu sau:
...
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
...
4. Tổ chức biên soạn tài liệu
a) Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ biên soạn phần nội dung về kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2, bảo đảm lồng ghép với các chương trình: lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.
Ủy ban Dân tộc chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4.
b) Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
5. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số
Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ, Trường chính trị các tỉnh, các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với nhóm đối tượng 2 ở địa phương và nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4.
Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số dành cho nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 ở cấp huyện, cấp xã.
...
Theo đó, trong việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ công chức nhóm 3 thì Ủy ban Dân tộc sẽ chủ trì biên soạn mà không cần phối hợp với các cơ quan khác.
Đối với việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức nhóm 3 thì Ủy ban Dân tộc cần phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ, Trường chính trị các tỉnh, các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện.
Ủy ban Dân tộc khi tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức thuộc nhóm 3 có cần phối hợp với cơ quan nào hay không? (Hình từ Internet)
Trong việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ công chức nhóm 3 thì cơ quan nào phải phối hợp với Ủy ban dân tộc để tổ chức thực hiện?
Theo khoản 7 Mục V Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy đinh Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu sau:
...
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Phối hợp với Ủy ban Dân tộc cụ thể hóa chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm vùng miền cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 tại địa phương.
b) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số, tiếng dân tộc thiểu số theo nội dung Đề án.
c) Báo cáo Ủy ban Dân tộc kết quả thực hiện Đề án.
Như vậy, trong việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ công chức nhóm 3 thì Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải phối hợp với Ủy ban dân tộc để tổ chức thực hiện Đề án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?