Ưu đãi thuế trong Hiệp định thương mại EU. C/O cấp sau là gì? Quy định về việc cấp C/O mẫu EUR.1 ra sao? Hàng hóa có được hưởng ưu đãi chưa và mã biểu thuế nhập khẩu không?
Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa ra sao?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định quy về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
- Hàng hóa có xuất xứ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
+ C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam. Thông báo có thể gồm quy định Liên minh châu Âu ngừng áp dụng điểm a và điểm b khoản này.
- Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi có một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
+ C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư này phát hành bởi nhà xuất khẩu có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương.
+ Việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại điểm c khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam thông báo tới Liên minh châu Âu.
- Trong trường hợp áp dụng Điều 29 Thông tư này, hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi EVFTA mà không cần nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, công ty của bạn có một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ nêu trên sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu hàng hóa từ Liên minh châu Âu. Do vậy, nếu mặt hàng nhập khẩu của Công ty đáp ứng các quy định nêu trong Biểu thuế EVFTA thì hàng hóa đó được áp dụng hưởng biểu thuế EVFTA.
Ưu đãi thuế trong Hiệp định thương mại EU. C/O cấp sau là gì?
Quy định về khai báo C/O mẫu EUR.1 ra sao?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định về khai báo C/O mẫu EUR.1 như sau:
- Mẫu C/O mẫu EUR.1 được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
- C/O không được tẩy xoá hoặc viết chữ đè lên chữ khác. Việc sửa đổi được thực hiện bằng cách xoá thông tin sai và bổ sung thông tin đúng. Việc sửa đổi đi kèm chữ ký tắt của người hoàn thiện C/O và được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền.
- C/O không để khoảng trống giữa các mục và phải đánh số thứ tự mỗi mục. Ngay dưới mục cuối cùng phải gạch ngang. Khoảng trống không sử dụng phải được gạch chéo để tránh việc bổ sung thông tin sau này.
- Hàng hóa đư
Như vậy, thông tin thêm gửi đến bạn mẫu khai báo C/O về tiêu chuẩn châu âu để tham khảo thêm.
Quy định về việc cấp C/O mẫu EUR.1
Căn cứ Điều 21 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định về việc cấp C/O mẫu EUR.1 như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu kiểm tra nội dung khai báo mô tả hàng hóa để loại trừ khả năng bổ sung thông tin gian lận.
- Ngày cấp C/O được thể hiện tại Ô số 11.
- C/O được cấp sớm nhất có thể kể từ ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày tàu chạy được kê khai) và không quá ba ngày làm việc kể từ sau ngày này.
Như vậy, theo quy định trên đã quy định chi tiết về việc cấp cấp C/O mẫu EUR.1 theo quy định pháp luật.
C/O cấp sau là gì?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định về C/O cấp sau như sau:
- Ngoài quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư này, C/O được phép cấp sau ngày xuất khẩu hàng hóa trong trường hợp sau:
+ C/O không được cấp vào thời điểm xuất khẩu do lỗi hoặc thiếu sót khách quan và lý do hợp lệ khác.
+ Nhà xuất khẩu chứng minh với cơ quan có thẩm quyền về việc C/O đã được cấp nhưng bị từ chối tại thời điểm nhập khẩu do lỗi kỹ thuật.
+ Cảng đến cuối cùng của hàng hóa chưa xác định được tại thời điểm xuất khẩu và chỉ xác định được trong quá trình hàng hóa đang vận chuyển, lưu kho hoặc sau khi chia nhỏ lô hàng theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
- Để được cấp C/O sau ngày xuất khẩu hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều này, nhà xuất khẩu ghi ngày, nơi xuất khẩu hàng hóa và nêu rõ lý do trên đơn đề nghị cấp C/O.
- Cơ quan, tổ chức cấp C/O thực hiện việc cấp sau C/O sau khi xác minh thông tin trong đơn đề nghị cấp C/O của nhà xuất khẩu phù hợp với chứng từ tương ứng.
- C/O cấp sau thể hiện tại Ô số 7 nội dung bằng tiếng Anh: “ISSUED RETROSPECTIVELY”.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin có liên quan gửi đến bạn tham khảo thêm để có thêm thông tin chi tiết và góc nhìn tổng quan về vấn đề này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?