Uống rượu bia gây tai nạn giao thông có bị phạt tù không? Bồi thường cho người bị tai nạn như thế nào?

Ngày chủ nhật vừa rồi em trai tôi có điều khiển xe máy đi về gần dốc thỏi vào hẻm nhà tôi thì thấy chú tôi đi xe khách 16 chỗ đi về nên xuống xe đi bộ về phía chú tôi. Bất chợt từ phía sau 1 chiếc xe chạy tốc độ nhanh lao thẳng vào em tôi rồi leo lên lề đâm vào cột điện. Em trai tôi 2 tuần trước mới mổ chân trái lấy vít ra thì giờ bị gãy chân phải và bị thương phía trước và sau đầu. Thanh niên kia say rượu rồi bị gãy sống mũi đang điều trị Sài Gòn. Hôm sau ba người thanh niên kia có qua nhà tôi đưa ba tôi 5 triệu và bảo ghi vào tờ giấy trắng là đã nhận 5 triệu. Xin hỏi trong trường hợp này em trai tôi sẽ được bồi thường như thế nào? Uống rượu rồi điều khiển xe máy tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu? Nếu gây tai nạn có bị ngồi tù không? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Uống rượu bia rồi điều khiển xe máy tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu?

Theo Điều 6 Nghị định 100/2020/NĐ-CPĐiều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

+ Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

+ Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

+ Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

+ Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

+ Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

+ Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Theo đó ngoài phạt tiền như trên còn chịu phạt bổ sung như sau:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Uống rượu bia gây tai nạn giao thông

Uống rượu bia gây tai nạn giao thông có bị phạt tù không?

Theo Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
[...]
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
[...]”

Như vậy, theo quy định pháp luật, người gây tai nạn cho em trai bạn có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm do vi phạm điểm b khoản 2 nêu trên.

Uống rượu bia gây tai nạn giao thông bồi thường cho người bị tai nạn như thế nào?

Theo khoản 1 điều 596 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
[...]”

Nghĩa là, người gây tai nạn cho em trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, tức phải bồi thường cho em trai bạn theo Bộ luật dân sự 2015.

Đồng thời, tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều khoản trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Việc hôm sau, có 3 thanh niên đến đưa cho gia đình bạn 5 triệu đồng mang ý bồi thường cho em trai bạn như vậy và yêu cầu gia đình bạn viết giấy xác nhận đã nhận 5 triệu từ họ, là họ muốn trách nhiệm mà họ phải chịu chỉ dừng lại ở mức 5 triệu không hơn. Về việc bồi thường thì các bên có thể thỏa thuận với nhau. Nếu gia đình bạn và bên họ không thỏa thuận được thì căn cứ theo quy định trên mà bồi thường.


Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy gây tai nạn chết người bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Có được rời hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông? Người gây tai nạn không ở lại hiện trường thì có bị xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt không?
Pháp luật
Thông điệp hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Bài tuyên truyền hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông năm 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Ngày tưởng niệm tai nạn giao thông năm 2024 là ngày nào? Tưởng niệm nạn nhân tai nạn giao thông 2024 vào thứ mấy?
Pháp luật
Va chạm giao thông là vụ tai nạn giao thông như thế nào? Hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông gồm các chỉ tiêu thống kê nào theo quy định?
Pháp luật
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra khi nào? Thế nào là một vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng?
Pháp luật
Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Vụ tai nạn giao thông làm chết bao nhiêu người thì được xem là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng?
Pháp luật
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông? Các thiệt hại về tài sản và sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn giao thông là gì?
Pháp luật
Vụ tai nạn giao thông không có người chết thì có được xem là vụ tai nạn gây hậu quả rất nghiêm trọng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông
14,745 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào