UNHCR là Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn đúng không? UNHCR trực thuộc Liên hợp quốc có những chức năng gì?

UNHCR là Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn đúng không? Người tị nạn là gì? UNHCR trực thuộc Liên hợp quốc có những chức năng gì? Quyền tiếp cận với toà án theo Công ước về vị thế của người tị nạn 1951 được quy định thế nào? Câu hỏi của anh N (Hà Nội).

Người tị nạn là gì?

Tại Điều 1 Công ước về vị thế của người tị nạn, 1951 có giải thích về người tị nạn, theo đó, Theo Công ước Quốc tế về Tình trạng Tị nạn năm 1951, người tị nạn được hiểu là "một người, do sợ bị ngược đãi vì chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị, phải rời khỏi hoặc không thể ở lại quốc gia của mình và không thể hoặc không muốn trở về quốc gia đó vì sợ bị ngược đãi."

Nghĩa là, người tị nạn là những người đã phải rời bỏ quê hương của mình vì sợ bị ngược đãi hoặc bị giết hại. Họ có thể bị ngược đãi vì chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị.

Người tị nạn có quyền được hưởng sự bảo vệ quốc tế. Họ có quyền được ở lại quốc gia mà họ xin tị nạn, có quyền được làm việc, đi học và được hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản.

UNHCR là Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn đúng không? UNHCR trực thuộc Liên hợp quốc có những chức năng gì?

UNHCR là Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn đúng không? UNHCR trực thuộc Liên hợp quốc có những chức năng gì? (Hình từ internet)

Quyền tiếp cận với toà án theo Công ước về vị thế của người tị nạn 1951 được quy định thế nào?

Quyền tiếp cận với toà án của người tị nạn được quy định tại Điều 16 Công ước về vị thế của người tị nạn, 1951, cụ thể như sau:

Quyền tiếp cận với toà án
1- Người tị nạn được quyền tiếp cận tự do với các toà án tư pháp trên lãnh thổ của tất cả Các quốc gia thành viên Công ước.
2- Người tị nạn phải được đối xử ngang bằng với công dân của n­ước mà họ đang cư­ trú trong những vấn đề liên quan đến việc tiếp cận với toà án, kể cả việc tiếp cận sự hỗ trợ pháp lý.
3- Người tị nạn ở những quốc gia không phải là quốc gia mà họ đang cư trú được đối xử giống như những người có quốc tịch của quốc gia mà người đó đang cư trú, liên quan đến những vấn đề được nói đến trong khoản 2 điều này.

Theo đó, quyền tiếp cận tòa án của người tị nạn được quy định như sau:

- Người tị nạn được quyền tiếp cận tự do với các toà án tư pháp trên lãnh thổ của tất cả Các quốc gia thành viên Công ước.

- Người tị nạn phải được đối xử ngang bằng với công dân của n­ước mà họ đang cư­ trú trong những vấn đề liên quan đến việc tiếp cận với toà án, kể cả việc tiếp cận sự hỗ trợ pháp lý.

- Người tị nạn ở những quốc gia không phải là quốc gia mà họ đang cư trú được đối xử giống như những người có quốc tịch của quốc gia mà người đó đang cư trú, liên quan đến những vấn đề được nói đến trong khoản 2 điều này.

UNHCR là Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn đúng không? UNHCR trực thuộc Liên hợp quốc có những chức năng gì?

Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR); tên tiếng Anh là United Nations High Commissioner for Refugees là cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc, chịu sự chỉ đạo và phải báo cáo cho ECOSOC và Đại Hội đồng Liên hợp quốc.Cơ quan điều hành của UNHCR là Hội đồng Chấp hành gồm 64 nước thành viên (Executive Committee).

Trụ sở chính của UNHCR đặt tại Giơnevơ (Thụy Sĩ). UNHCR có văn phòng liên lạc tại Việt Nam.

Cao uỷ của Liên hợp quốc về Người tị nạn được thành lập ngày 14-12-1950, mang tính chất nhân đạo nhằm bảo vệ những người tị nạn theo quy định của Công ước về vị thế của người tị nạn, 1951 và đưa ra các giải pháp lâu dài để giải quyết triệt để và tận gốc những vấn đề liên quan.

Chức năng cơ bản của UNHCR là mở rộng sự bảo vệ của quốc tế đối với những người tị nạn - những người luôn bị đe doạ ngược đãi bởi những lý do sắc tộc, tôn giáo, dân tộc, v.v. khi họ sống ngoài tổ quốc.

UNHCR hoạt động nhằm đảm bảo để những người tị nạn có được nơi nương náu, có được tư cách pháp nhân thuận lợi ở nơi họ tị nạn.

Trong một số trường hợp như đối với người tị nạn châu Mỹ Latinh hay khu vực Đông Dương, UNHCR còn tham gia vào việc đàm phán với Chính phủ các nước nhằm khuyến khích những người di chuyển chỗ ở trở về quê hương.

Ngoài việc bảo vệ, UNHCR còn hỗ trợ cho những đối tượng liên quan, những người không thể tự đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của họ một khi không có những nguồn hỗ trợ khác.

Các dạng hỗ trợ bao gồm:

+ Cứu trợ khẩn cấp chương trình bảo vệ và duy trì để đáp ứng các nhu cầu cơ bản một cách thường xuyên;

+ Chương trình tự nguyện hồi hương;

+ Hỗ trợ định cư tại quê nhà nhằm nâng cao sự tự chủ và hoà nhập vào cộng đồng quê hương;

+ Chương trình tái định cư tại các nước thứ ba cho những người tị nạn không thể trở về quê hương và những người gặp khó khăn trong việc bảo vệ tại đất nước quê hương họ.

Người tị nạn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
UNHCR là Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn đúng không? UNHCR trực thuộc Liên hợp quốc có những chức năng gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người tị nạn
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,213 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người tị nạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người tị nạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào