Ứng xử của công chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và ứng xử đối với đồng nghiệp được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi ứng xử của công chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và ứng xử đối với đồng nghiệp được quy định thế nào? Tôi thắc mắc là công chức y tế có được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc không? Mong được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn! Đây là câu hỏi của Thu Trúc đến từ Phú Yên.

Những việc phải làm công chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được quy định thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao như sau:

Ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao
1. Những việc phải làm:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức;
b) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị;
d) Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử;
đ) Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;
e) Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả;
g) Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp;
h) Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có).

Theo đó, những việc phải làm công chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được quy định như trên.

Công chức y tế

Công chức y tế (Hình từ Internet)

Những việc làm nào công chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao không được làm?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao như sau:

Ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao
...
2. Những việc không được làm:
a) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
b) Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi;
c) Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc những việc làm sau đây công chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao không được làm:

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;

- Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi;

- Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Ứng xử của công chức y tế đối với đồng nghiệp được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp như sau:

Ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp
1. Những việc phải làm:
a) Trung thực, chân thành, đoàn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau;
b) Tự phê bình và phê bình khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn, mang tính xây dựng;
c) Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao;
d) Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức và phản ánh đến cấp có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.
2. Những việc không được làm:
a) Né tránh, đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp;
b) Bè phái, chia rẽ nội bộ, cục bộ địa phương.

Đối chiếu quy định trên, ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp bao gồm những việc được làm và những việc không được làm.

Những việc công chức y tế phải làm:

- Trung thực, chân thành, đoàn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau;

- Tự phê bình và phê bình khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn, mang tính xây dựng;

- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao;

- Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức và phản ánh đến cấp có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.

Những việc công chức không được làm:

- Né tránh, đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp;

- Bè phái, chia rẽ nội bộ, cục bộ địa phương.

Công chức y tế
Công chức TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Để chuyển sang công chức thì viên chức phải có 05 năm công tác?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được thực hiện như thế nào? Mức hưởng trợ cấp thôi việc tính ra sao?
Pháp luật
Xét tặng danh hiệu 'Lao động tiên tiến' cho công chức viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn như thế nào?
Pháp luật
Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận vào làm công chức của viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Hình thức bồi dưỡng đối với công chức viên chức theo tiêu chuẩn nào? Công chức viên chức khi tham gia các chương trình bồi dưỡng cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Tốt nghiệp đại học loại Giỏi, có được tuyển thẳng vào công chức không thông qua thi tuyển, xét tuyển không?
Pháp luật
Xếp lương trong thời gian tập sự và chế độ nâng bậc lương đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để dự tuyển công chức cấp xã là gì? Thuộc trường hợp đặc biệt là sẽ được tuyển dụng đối với công chức cấp xã có đúng không?
Pháp luật
Xếp lương đối với công chức cấp xã có bằng đại học theo quyết định cử đi đào tạo được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức y tế
6,156 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức y tế Công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức y tế Xem toàn bộ văn bản về Công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào