Tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của nam Trung tá quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình là đến năm bao nhiêu?
Tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của nam Trung tá quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình là đến năm bao nhiêu?
Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau:
Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:
a) Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;
b) Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm:
a) Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
b) Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
c) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
3. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm.
4. Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
Danh mục chức danh chiến đấu viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo quy định thì hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của nam Trung tá quân nhân chuyên nghiệp là đến năm 54 tuổi.
Tuy nhiên, nếu quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm.
Như vậy, nam Trung tá quân nhân chuyên nghiệp có thể có hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất đến năm 59 tuổi.
Tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của nam Trung tá quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình là đến năm bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nam Trung tá quân nhân chuyên nghiệp muốn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ cần có đủ các điều kiện gì?
Nam Trung tá quân nhân chuyên nghiệp muốn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ cần có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8a vào Thông tư 170/2016/TT-BQP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP) như sau:
Đối tượng, điều kiện kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ
...
2. Điều kiện:
Quân nhân chuyên nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đơn vị có biên chế và nhu cầu sử dụng;
b) Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; chưa có người thay thế; tự nguyện tiếp tục phục vụ tại ngũ;
c) Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi; tay nghề cao; chất lượng, hiệu quả công tác tốt.
Như vậy, nam Trung tá quân nhân chuyên nghiệp muốn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ cần có đủ các điều kiện sau đây:
- Đơn vị có biên chế và nhu cầu sử dụng;
- Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015; chưa có người thay thế; tự nguyện tiếp tục phục vụ tại ngũ;
- Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi; tay nghề cao; chất lượng, hiệu quả công tác tốt.
Nam Trung tá quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp nào?
Nam Trung tá quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp được quy định tại Điều 20 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau:
Trường hợp thôi phục vụ tại ngũ
Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hết hạn phục vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này;
2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này, sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
3. Hết hạn tuổi cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
4. Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này mà quân đội không thể bố trí sử dụng;
5. Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
6. Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 của Luật này;
7. Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?