Tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô có bị xử phạt hay không? Điều kiện tham gia giao thông của xe mô tô được quy định như thế nào?
Điều kiện tham gia giao thông của xe mô tô được quy định như thế nào?
Thay đổi kết cấu xe mô tô (Hình từ Internet)
Theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:
Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Như vậy, để tham gia giao thông thì xe mô tô phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đúng đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông và phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như sau:
+ Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
+ Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
+ Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
+ Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
+ Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
+ Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
+ Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
+ Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
- Phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Có thể tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô hay không?
Theo khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ quy định vấn đề tự ý thay đổi kết cấu xe như sau:
Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
...
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
...
Như vậy, bạn không thể tự ý thay đổi kết cấu xe, tổng thành, hệ thống của xe mô tô không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Theo Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c, điểm s khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.
...
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
...
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
...
i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
...
15. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
....
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7, điểm đ khoản 8, điểm b khoản 9 Điều này bị tịch thu phương tiện;
Như vậy, tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất lên đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân và 4.000.000 đồng với tổ chức.
Đồng thời phương tiện tự ý thay đổi kết cấu sẽ bị tịch thu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?